Phát hiện gỗ 500 nghìn tuổi, lộ bí ẩn tổ tiên loài người
Khu vực Thác Kalambo ở Zambia đã phát hiện một hiện vật gỗ được cho là cấu trúc lâu đời nhất trên thế giới, niên đại khoảng 500 nghìn năm và mang theo bí ẩn về tổ tiên của loài người.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Cấu trúc này được làm từ cây liễu và bị bao bọc trong đất sét, được bảo tồn bởi mực nước ngầm. Hiện vật này có tuổi đời lâu hơn cả loài người Homo sapiens. Các chuyên gia nói rằng đây là minh chứng rõ ràng nhất về khả năng nhận thức của con người từ thời điểm rất sớm, một câu hỏi mà ngày nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác.
Cấu trúc này được khám phá tình cờ ở phía trên thác nước cao 235 mét (770 feet) bên bờ sông Kalambo vào năm 2019.
Larry Barham, một nhà khảo cổ học từ Đại học Liverpool, Anh, cho rằng cấu trúc có thể đã được dựng để làm một lối đi, bề mặt phẳng để lưu trữ đồ đạc hoặc làm nơi để dựng lều.
Barham cũng nhấn mạnh rằng việc tạo hình từ cây gỗ không chỉ đòi hỏi sự thông minh mà còn cần kỹ thuật làm thủ công khéo léo.
Đây là một minh chứng về khả năng nhận thức sâu sắc hơn của loài người cổ đại, vượt xa những gì chúng ta tưởng tượng.
Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều công cụ gỗ tại địa điểm này, nhưng vẫn chưa phát hiện bộ xương nào.
Barham cũng cho rằng, cấu trúc này có vẻ được tạo hình một cách có chủ ý và có thể đã được chế tạo bởi một loài sống cách đây 200-700 nghìn năm, có lông mày lớn và hộp sọ lớn hơn so với loài khác trong Chi Người trước đó.
Những phát hiện này thay đổi quan điểm của chuyên gia về thời điểm mà con người đã phát triển trí thông minh và khả năng sáng tạo của mình.
Mời quý độc giả xem thêm video: Những vụ cuồng loạn hàng loạt bí ẩn nhất trong lịch sử loài người.