Phát hiện hài cốt đầm lầy hơn 5.000 tuổi, lộ sự thật xé lòng

Phát hiện hài cốt đầm lầy hơn 5.000 tuổi, lộ sự thật xé lòng

Các chuyên gia đã kiểm tra, phân tích thi hài người đàn ông vùi xác trong đầm lầy than bùn ở Đan Mạch hơn 5.000 năm. Kết quả cho thấy người này bị giết hại một cách tàn bạo với những vết thương nghiêm trọng ở phần đầu.

Xem toàn bộ ảnh
Cách đây hơn 1 thập kỷ, người ta phát hiện một bộ hài cốt  người đàn ông vùi xác hơn 5.000 năm trong đầm lầy than bùn ở Đan Mạch. Sau nhiều năm nghiên cứu, phân tích xác ướp, các chuyên gia đã giải mã được bí mật về cái chết của người này.
Cách đây hơn 1 thập kỷ, người ta phát hiện một bộ hài cốt người đàn ông vùi xác hơn 5.000 năm trong đầm lầy than bùn ở Đan Mạch. Sau nhiều năm nghiên cứu, phân tích xác ướp, các chuyên gia đã giải mã được bí mật về cái chết của người này.
Thông qua các kiểm tra chi tiết từ cao răng tới ADN, nhóm nghiên cứu kết luận người đàn ông trên có thể là người buôn đá lửa lưu động bị cư dân địa phương thù ghét giết chết.
Thông qua các kiểm tra chi tiết từ cao răng tới ADN, nhóm nghiên cứu kết luận người đàn ông trên có thể là người buôn đá lửa lưu động bị cư dân địa phương thù ghét giết chết.
Các nhà nghiên cứu đặt biệt danh cho người đàn ông thời Đồ đá trên là "Người Vittrup". Người này sống vào khoảng năm 3300 trước Công nguyên - 3100 trước Công nguyên.
Các nhà nghiên cứu đặt biệt danh cho người đàn ông thời Đồ đá trên là "Người Vittrup". Người này sống vào khoảng năm 3300 trước Công nguyên - 3100 trước Công nguyên.
"Người Vittrup" qua đời khi khoảng 30 - 40 tuổi. Xương gót chân phải, cẳng chân bên trái, hộp sọ của người này bị vỡ thành nhiều mảnh. Từ tình trạng hộp sọ, các chuyên gia nhận định "Người Vittrup" bị đánh ít nhất 8 cú mạnh vào hộp sọ trước khi chết và vùi xác trong đầm lầy.
"Người Vittrup" qua đời khi khoảng 30 - 40 tuổi. Xương gót chân phải, cẳng chân bên trái, hộp sọ của người này bị vỡ thành nhiều mảnh. Từ tình trạng hộp sọ, các chuyên gia nhận định "Người Vittrup" bị đánh ít nhất 8 cú mạnh vào hộp sọ trước khi chết và vùi xác trong đầm lầy.
Theo nhóm nghiên cứu đứng đầu là Anders Fischer, nhà khảo cổ học ở Khoa nghiên cứu lịch sử tại Đại học Gothenburg ở Thụy Điển, "Người Vittrup" sống ở khu vực Bắc Âu với những cộng đồng chăn nuôi.
Theo nhóm nghiên cứu đứng đầu là Anders Fischer, nhà khảo cổ học ở Khoa nghiên cứu lịch sử tại Đại học Gothenburg ở Thụy Điển, "Người Vittrup" sống ở khu vực Bắc Âu với những cộng đồng chăn nuôi.
Phân tích về protein thức ăn lưu lại ở cao răng và chênh lệch nguyên tố ở xương và răng của "Người Vittrup" chỉ ra người đàn ông này có thể đến từ bộ lạc săn bắt - đánh cá tới ở vùng ven biển phía bắc Scandinavia, gần Vòng cực Bắc.
Phân tích về protein thức ăn lưu lại ở cao răng và chênh lệch nguyên tố ở xương và răng của "Người Vittrup" chỉ ra người đàn ông này có thể đến từ bộ lạc săn bắt - đánh cá tới ở vùng ven biển phía bắc Scandinavia, gần Vòng cực Bắc.
Cao răng hình thành trên răng của con người nhưng không thể chải sạch. Nó cứng lại thành mảng bám giàu ADN và protein có thể lưu giữ thông tin chế độ ăn suốt hàng nghìn năm. Kết quả phân tích cao răng của "Người Vittrup" cho thấy ông đã ăn nhiều loại cá như cá tuyết, cá tráp, cá voi, cá heo. Ngoài ra còn có thịt cừu.
Cao răng hình thành trên răng của con người nhưng không thể chải sạch. Nó cứng lại thành mảng bám giàu ADN và protein có thể lưu giữ thông tin chế độ ăn suốt hàng nghìn năm. Kết quả phân tích cao răng của "Người Vittrup" cho thấy ông đã ăn nhiều loại cá như cá tuyết, cá tráp, cá voi, cá heo. Ngoài ra còn có thịt cừu.
Khi ở độ tuổi thiếu niên, chế độ ăn của "Người Vittrup" bao gồm nhiều nguồn thức ăn nước ngọt và trên đất liền hơn. Việc thay đổi về chế độ ăn của người này trùng khớp với quá trình thay đổi nơi ở. Các chuyên gia so sánh đồng vị strontium và oxy ở răng tiền hàm với răng khôn cho thấy "Người Vittrup" đã di cư trước năm 12 tuổi.
Khi ở độ tuổi thiếu niên, chế độ ăn của "Người Vittrup" bao gồm nhiều nguồn thức ăn nước ngọt và trên đất liền hơn. Việc thay đổi về chế độ ăn của người này trùng khớp với quá trình thay đổi nơi ở. Các chuyên gia so sánh đồng vị strontium và oxy ở răng tiền hàm với răng khôn cho thấy "Người Vittrup" đã di cư trước năm 12 tuổi.
Về lý do di cư, nhóm của ông Fischer suy đoán, "Người Vittrup" có thể đi tìm kiếm đá lửa và sản phẩm nông nghiệp để đổi với hàng hóa mà ông mang đến từ quê hương. Giả thuyết khác cho rằng ông bị kẻ thù bắt làm nô lệ dẫn tới có cái chết đầy đau đớn.
Về lý do di cư, nhóm của ông Fischer suy đoán, "Người Vittrup" có thể đi tìm kiếm đá lửa và sản phẩm nông nghiệp để đổi với hàng hóa mà ông mang đến từ quê hương. Giả thuyết khác cho rằng ông bị kẻ thù bắt làm nô lệ dẫn tới có cái chết đầy đau đớn.
Mặc dù chưa tìm ra lý do khiến "Người Vittrup" thay đổi nơi ở nhưng nhóm của ông Fischer cho rằng ông có thể là nạn nhân của vụ lừa đảo hoặc giết người.
Mặc dù chưa tìm ra lý do khiến "Người Vittrup" thay đổi nơi ở nhưng nhóm của ông Fischer cho rằng ông có thể là nạn nhân của vụ lừa đảo hoặc giết người.
Mời độc giả xem video: Đan Mạch dự định gỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT