Phát hiện hài cốt “người đẹp ngủ” 2.000 năm tuổi

(Kiến Thức) - Các chuyên gia đã phát hiện hài cốt "người đẹp ngủ" 2.000 năm tuổi cùng vô số đồ trang sức quý giá.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ngôi mộ có chứa hài cốt "người đẹp ngủ" (Sleeping Beauty) 2.000 năm tuổi cùng vô số đồ trang sức, tạo tác tuyệt đẹp có niên đại từ thế kỷ I, II tại thành phố cổ Aksum (Ethiopia).
Những đồ trang sức được phát hiện trong ngôi mộ cổ này được chế tác vô cùng công phu trong đó có những chiếc vòng cổ làm từ hàng ngàn hạt màu, hạt thủy tinh La Mã và bình nước hoa bằng thủy tinh.
Thông qua nghiên cứu sâu hơn, các nhà khảo cổ còn phát hiện bàn tay người phụ nữ 2.000 tuổi này đeo một chiếc nhẫn đồng tuyệt đẹp và được chôn cất cùng chiếc gương bằng đồng lớn. Điều này cho thấy đây là một người phụ nữ xinh đẹp và được mọi người quý mến vào thời điểm qua đời.
Phat hien hai cot “nguoi dep ngu” 2.000 nam tuoi
 Các chuyên gia mới phát hiện hài cốt "người đẹp ngủ" 2.000 năm tuổi được cho là người có địa vị cao trong xã hội.
"Người phụ nữ này được chôn cất bên cạnh một kho báu bằng đồng và cả những đồ trang điểm độc đáo như chì kẻ mắt", Louise Schofield - cựu phụ trách bảo tàng Anh chia sẻ.
Xung quanh bộ hài cốt "người đẹp ngủ" 2.000 năm tuổi được rải khá nhiều hạt cườm chất lượng cao và phần áo cũng trang trí hạt đá. Điều này cho thấy, người phụ nữ này có địa vị xã hội cao trước khi chết.
Bên cạnh bộ hài cốt "người đẹp ngủ" là hai ly uống hoàn toàn nguyên vẹn. Trong đó, một chiếc cốc được thiết kế để chứa giọt nước mắt cuối cùng của người chết.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thi hài "người đẹp ngủ" còn khá nguyên vẹn đến ngày nay là do được chôn cất ở vị trí tốt khiến thi thể của bà được vẹn nguyên.
Việc phát hiện một chiếc bình bằng đất sét có thể đã chứa thực phẩm, thức uống cho "người đẹp ngủ" trước khi sang thế giới bên kia mở ra hứa hẹn sẽ là chìa khóa giúp các chuyên gia tìm hiểu thói quen ăn uống của người xưa. Hiện các chuyên gia tiếp tục phân tích độ tuổi của "người đẹp ngủ" và hy vọng sẽ tìm được nguyên nhân cái chết của bà.
Vương quốc Aksumite là một vương triều hùng mạnh ở Ethiopia tồn tại từ năm 100 - 940. Vương quốc này phát triển rực rỡ nhất là vào thế kỷ 1 khi nắm trong tay nhiều tuyến đường thương mại nối liền Đế chế La Mã với Ấn Độ. Cũng trong thời gian này, phần lớn người Ethiopia nằm dưới quyền cai trị của Aksum. Aksum đã thống trị khu vực bờ biển Biển Đỏ cho đến cuối thế kỷ 9.

Hài cốt mỹ nhân trong lăng mộ lớn nhất TQ cổ đại

(Kiến Thức) - Khi khai quật lăng mộ Chu Nguyên Chương - lăng mộ lớn nhất Trung Quốc thời cổ đại, người ta bất ngờ phát hiện ra những hài cốt mỹ nhân bí ẩn. 

Hai cot my nhan trong lang mo lon nhat TQ co dai
Các đế vương Trung Quốc cổ đại có một quy định hết sức tàn nhẫn, sau khi băng hà các phi tần, cung nữ phải tùy táng theo. Thời Tần Hán, chế độ tuẫn táng vẫn rất thịnh hành nhưng đến triều Hán giai cấp thống trị thấy chế độ này quá bất nhân nên đã dần phế bỏ. Giới khảo cổ học khi khai quật lăng mộ Chu Nguyên Chương phát hiện ra rất nhiều xương cốt của cung nữ, điều này cũng chứng tỏ khi Chu Nguyên Chương băng hà đã thực hiện lại chế độ tuẫn táng như thời Tần Hán. Một câu hỏi được đặt ra là đám phi tử này đã chết theo hình thức nào?  
Hai cot my nhan trong lang mo lon nhat TQ co dai-Hinh-2
Ngay khi Chu Nguyên Chương vừa lên ngôi đã cho khôi phục lại chế độ này. Năm 1395 công nguyên, sau  khi Chu Sảng (Tần vương) con trai thứ chết, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh tuẫn táng hai vương phi để có người theo hầu con trai dưới hoàng tuyền. 

Choáng ngợp những bộ xương phủ đầy châu báu

(Kiến Thức) - Các chuyên gia đã tìm thấy nhiều bộ xương phủ đầy châu báu cực giá trị ở các nhà thờ trên khắp lãnh thổ châu Âu.

Choang ngop nhung bo xuong phu day chau bau
 Sử gia nghệ thuật Paul Koudounaris là người đã tìm thấy hàng chục bộ xương phủ đầy châu báu ở các nhà thờ trên khắp lãnh thổ châu Âu. Những trang sức phủ trên những bộ xương này được xác định có niên đại khoảng 400 năm.

Tin mới