Phát hiện hóa thạch nấm tỷ năm tuổi nguyên vẹn trong đá trầm tích

Đây được coi là mẫu hóa thạch nấm cổ nhất thế giới, với tuổi đời gấp hơn 2 lần mẫu vật lâu đời nhất từng được phát hiện trước đó.

Phát hiện hóa thạch nấm tỷ năm tuổi nguyên vẹn trong đá trầm tích
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, nhóm các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện hóa thạch bào tử nấm cổ nhất trên thế giới, với niên đại từ 900 triệu cho tới 1 tỷ năm. Bào tử nấm này được đặt tên là Ourasphaira, từng sinh sống tại khu vực cửa sông ở Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada.
Phat hien hoa thach nam ty nam tuoi nguyen ven trong da tram tich
Mẫu hóa thạch nấm cổ nhất thế giới. 
Trước đó, hóa thạch nấm cổ nhất từng được phát hiện có niên đại 410 triệu năm tại Scotland.
“Các nghiên cứu trước đó phát hiện hóa thạch nấm cổ nhất vào khoảng 400 triệu năm trước. Nghiên cứu mới lập kỷ lục gấp hơn 2 lần mốc thời gian đó, tới giữa Kỷ Nguyên sinh”, Nature cho biết.
Mẫu hóa thạch được phát hiện trong lớp bùn rắn nên được bảo quản khá tốt. Các nhà khoa học xác nhận đây là hóa thạch nấm do phát hiện dấu vết chitin – hợp chất tạo ra thành tế bào nấm.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu hóa thạch dưới kính hiển vi và phát hiện các bào tử dài chưa tới 1/10mm. Các bào tử liên kết với nhau qua một mạng lưới các sợi mảnh, phân nhánh.
Nấm đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu như trong quá trình phân hủy hữu cơ. Giữa nấm và động vật có mối quan hệ tiến hóa gần, từ đó các nhà khoa học dự đoán rằng những loài động vật nguyên thủy cũng có thể xuất hiện cùng thời với nấm Ourasphaira. Do vậy, việc phát hiện ra mẫu hóa thạch nấm mở ra những hướng đi mới trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển của nhiều loại sinh vật.

Hóa thạch 3,7 tỷ năm báo hiệu sự sống trên sao Hỏa

Một hóa thạch lâu đời nhất thế giới, có niên đại 3,7 tỷ năm mới được tìm thấy, có thể là chỉ dấu sự sống tồn tại trên sao Hỏa.

Hóa thạch 3,7 tỷ năm báo hiệu sự sống trên sao Hỏa
Hoa thach 3,7 ty nam bao hieu su song tren sao Hoa
Các tảng đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở dải băng Isua, phía tây nam Greenland. 
Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng vật chất lâu đời nhất về sự sống trên Trái đất, một hóa thạch ở Greenland được hình thành 3,7 tỷ năm trước.

Sửng sốt bằng chứng lâu đời nhất về sự sống trên Trái Đất

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch cổ ít nhất 3,5 tỷ năm tuổi ở Australia, được cho là bằng chứng lâu đời nhất về sự sống trên Trái Đất.

Sửng sốt  bằng chứng lâu đời nhất về sự sống trên Trái Đất
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH California, Los Angeles (UCLA) và đồng nghiệp từ ĐH Wisconsin Madison vừa công bố kết quả nghiên cứu về hóa thạch cổ xưa ít nhất 3,5 tỷ năm tuổi trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Mỹ.
 Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH California, Los Angeles (UCLA) và đồng nghiệp từ ĐH Wisconsin Madison vừa công bố kết quả nghiên cứu về hóa thạch cổ xưa ít nhất 3,5 tỷ năm tuổi trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Mỹ.

Phát hiện hóa thạch có thể viết lại lịch sử loài người

Một mẩu hóa thạch hàm răng người vừa được tìm thấy ở Israel đang khiến giới khảo cổ đau đầu vì nó có thể làm thay đổi toàn bộ lịch sử tiến hóa của loài người trước đây.

Phát hiện hóa thạch có thể viết lại lịch sử loài người
Từ lâu, các nhà khoa học đã tin rằng Homo sapiens (người hiện đại) đã rời châu Phi khoảng 100.000 năm trước. Tuy nhiên, các nhà khoa học vừa mới khai quật được một mẩu hóa thạch mới có tên Misliya trong một hang động bị sập ở Israel. Theo đó, mẩu hóa thạch này có thể có 175.000 đến 200.000 năm tuổi. Cho đến nay, đây là bằng chứng lâu đời nhất về con người hiện đại được phát hiện bên ngoài châu Phi.

Tin mới