Phát hiện khủng khiếp Đại dịch hạch tàn phá châu Âu TK 17

(Kiến Thức) - Vi khuẩn gây ra Đại dịch hạch tàn phá châu Âu thế kỷ 17 có thể đã "ngủ yên" trong khoảng 300 năm trước khi bùng phát trở lại.

Các nhà khoa học cho rằng Yersinia pestis là vi khuẩn gây ra Đại dịch hạch tàn phá châu Âu thế kỷ 17. Loại vi khuẩn này đã sống ký sinh trên các loài gặm nhấm ở châu Âu kể từ thời điểm xảy ra Cái chết Đen trong thế kỷ 14. Tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này lên đến 30 - 60% nếu người mắc không được điều trị. Đặc biệt, Cái chết Đen thường lây truyền từ động vật sang người qua bọ chét.
Dịch hạch đã tàn phá châu Âu với hàng triệu người thiệt mạng vì căn bệnh này trong hai đại dịch xảy ra vào thế kỷ 14 và 17 nói trên.
Phat hien khung khiep Dai dich hach tan pha chau Au TK 17
Hài cốt của những nạn nhân chết vì dịch hạch. 
Vào thời Trung cổ, Cái chết Đen đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1/3 dân số châu Âu trong thế kỷ 14. Đến thế kỷ 17, dịch hạch trở lại và trở thành một trận đại dịch hạch với số bệnh nhân tăng cao.
Cụ thể, năm 1665, một dịch hạch lớn xuất hiện ở London, Anh đã cướp đi sinh mạng của 15% dân cư thành phố này trước khi đại dịch này biến mất.
Từ lâu, nhiều chuyên gia và các nhà sử học cho rằng dịch bệnh nguy hiểm trên có nguồn gốc từ châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, một số chuyên gia Đức nhận định dịch hạch khủng khiếp đó chưa bao giờ vượt ra khỏi lãnh thổ châu Âu. Thay vào đó, vi khuẩn Yersinia pestis gây ra Cái chết Đen đã "ngủ yên" trong khoảng 300 năm trước khi bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia tại châu Âu.

Những đại dịch kinh hoàng trong lịch sử loài người

Đại dịch "Cái chết đen" là một trong những thảm họa dịch bệnh kinh hoàng nhất lịch sử loài người, khi cướp đi 100 triệu sinh mạng. 

Đại dịch mang tên "Cái chết đen" xuất hiện trên trái đất vào những năm 1348 - 1350, là một trong những thảm họa kinh hoàng về bệnh tật đối với loài người, khi cướp đi sinh mạng 100 triệu người.
Đại dịch mang tên "Cái chết đen" xuất hiện trên trái đất vào những năm 1348 - 1350, là một trong những thảm họa kinh hoàng về bệnh tật đối với loài người, khi cướp đi sinh mạng 100 triệu người. 

Hé mở cách chặn dịch bệnh thời trung cổ

(Kiến Thức) - Vào thời Trung cổ, để ngăn chặn dịch bệnh dịch hạch (Cái chết Đen) lan rộng, người dân châu Âu đã sử dụng biện pháp cách ly hữu hiệu.

Trong khoảng thời gian từ năm 1347 - 1352, Cái chết Đen đã cướp đi sinh mạng của khoảng 25 triệu người châu Âu.
 Trong khoảng thời gian từ năm 1347 - 1352, Cái chết Đen đã cướp đi sinh mạng của khoảng 25 triệu người châu Âu. 

Tin mới