Theo nhóm nghiên cứu, SAGE0536AGN được phát hiện đằng sau Đám mây Magellan lớn khi Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA thăm dò.
Được cho là ít nhất 9 tỷ năm tuổi, thiên hà SAGE1C J053634.78−722658.5 chứa một hạt nhân thiên hà hoạt động, nó là một vật thể cực kỳ sáng chói do sự tích tụ khí của một lỗ đen siêu khủng ở trung tâm. Khí được gia tốc lên vận tốc cao do trường hấp dẫn to lớn của lỗ đen, khiến khí này phát ra ánh sáng.
Nguồn ảnh: Popular Mechanics |
Tiến sĩ Jacco van Loon của Đại học Keele và Tiến sĩ Anne Sansom của Đại học Central Lancashire hiện đã xác nhận sự hiện diện của lỗ đen khổng lồ bằng cách đo tốc độ của khí di chuyển xung quanh nó.
Sử dụng Kính Hubble, các nhà thiên văn học đã quan sát thấy một vạch phát xạ hydro trong quang phổ thiên hà được mở rộng thông qua Hiệu ứng Doppler. Mức độ mở rộng ngụ ý rằng khí đang di chuyển xung quanh với tốc độ cao, là kết quả của trường hấp dẫn mạnh mẽ của lỗ đen trung tâm tạo ra. Những dữ liệu này đã được sử dụng để tính khối lượng của lỗ đen.
Khối lượng của chính lỗ đen được tính toán là nặng gấp 350 triệu lần khối lượng mặt trời.
Tiến sĩ Jacco van Loon cho rằng thiên hà này có một khối lượng lớn, và lỗ đen trong lõi của chúng cũng y chang vậy.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực