Phát hiện loài chuột tưởng đã tuyệt chủng một thế kỷ trước ở Australia

Các nhà khoa học đã phát hiện các cá thể của loài chuột Gould, từng bị cho là đã tuyệt chủng ở Australia khoảng 150 năm trước, tại các hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía tây nước này.

Theo Guardian, trước đó, loài chuột Gould được cho là đã tuyệt chủng sau khi các cá thể của loài này bị quét sạch khỏi lục địa Australia.

Các nhà khoa học Australia đã phát hiện rằng loài chuột Gould vẫn còn tồn tại khi đang trong quá trình thực hiện một nghiên cứu về sự sụt giảm số lượng các loài động vật bản địa ở Australia kể từ khi người châu Âu đặt chân đến lục địa này.

Phat hien loai chuot tuong da tuyet chung mot the ky truoc o Australia

Loài chuột Gould từng bị cho là đã tuyệt chủng được phát hiện tại các hòn đảo ngoài khơi bờ biển vùng Tây Australia. Ảnh: Australian Wildlife Conservancy.

Theo đó, trong quá trình nghiên cứu mẫu ADN của 8 loài gặm nhấm đã tuyệt chủng tại Australia và 42 loài vẫn còn tồn tại có liên quan tới những loài này, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng DNA của loài chuột Vịnh Cá mập đang tồn tại hoàn toàn trùng khớp với DNA của loài chuột Gould, được cho là đã tuyệt chủng hơn 150 năm về trước.

Loài chuột Vịnh Cá mập đang phát triển rất mạnh mẽ và có thể được tìm thấy tại nhiều hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía tây Australia.

"Sự hồi sinh của loài chuột Gould là một tin tốt lành trong bối cảnh chúng ta đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ các cá thể của rất nhiều loài gặm nhấm bản địa ở Australia", bà Emily Roycroft, một nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Quốc gia Australia cho biết.

Theo bà Roycroft, các loài gặm nhấm chiếm tổng cộng 41% số lượng các loài thú có vú bản địa đã tuyệt chủng kể từ khi người châu Âu biến nơi này trở thành một thuộc địa vào năm 1788.

"Thật tuyệt vời khi loài chuột Gould vẫn còn tồn tại, nhưng việc loài này chỉ còn tồn tại ở các hòn đảo ngoài khơi bờ biển Tây Australia, mặc dù trước đó còn sinh sống trên khắp lục địa, là một sự thật đáng lưu ý. Đó là sự sụp đổ dân số hoàn toàn của một loài", bà Roycroft nhấn mạnh.

Theo Sở Môi trường bang New South Wales, loài chuột Gould là một loài chuột từng tồn tại với số lượng lớn ở Australia trước khi nơi đây trở thuộc địa của các nước châu Âu. Loài chuột này thường có kích thước nhỏ hơn so với chuột đen và sinh sống theo các cộng đồng nhỏ. Chuột Gould thường sinh sống dưới các bụi cây, trong các hang sâu khoảng 15 cm.

Loài chuột này chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ về số lượng vào những năm 1840. Nguyên nhân được cho là do các loài mèo được những người dân di cư từ châu Âu mang tới Australia.

Phát khiếp chuột to như mèo rúc rích khắp thị trấn

Thị trấn bên bờ biển Titirangi, ngoại ô thành phố Auckland, New Zealand, đang phải đối mặt với nạn chuột to như mèo hoành hành khắp nơi khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng.

Thị trấn bên bờ biển Titirangi từ lâu đã nổi tiếng bởi những đàn gà lang thang thân thiện, được nuôi thả tự do. Nơi đây đang phải đón tiếp các vị khách không mời mà tới: Những con chuột to như mèo với vẻ ngoài đáng sợ.

Khám phá bất ngờ chuột đá quý hiếm, từng có ở VN

(Kiến Thức) - Loài chuột đá có tên khoa học là Laonastes aenigmamus, từng được cho là đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm trước. Chuột đá được người Rục gọi là Cà Nệ Khụng, hay Ninh Cùng.
 

Kham pha bat ngo chuot da quy hiem, tung co o VN
 Loài chuột đá còn được biết đến với tên gọi khác là chuột núi Lào hay chuột đá Lào. Ảnh: cerec.
Kham pha bat ngo chuot da quy hiem, tung co o VN-Hinh-2
 Chuột đá có chiều dài khoảng 26cm, sở hữu chiếc đầu tương đối lớn, tai tròn và mũi hình củ lạc. Ảnh: vietbao.
Kham pha bat ngo chuot da quy hiem, tung co o VN-Hinh-3
 Thức ăn yêu thích của chuột đá là lá cây, cỏ và đặc biệt là các loại hạt. Đôi khi chúng cũng ăn côn trùng. Ảnh: kenh14cdn.
Kham pha bat ngo chuot da quy hiem, tung co o VN-Hinh-4
 Mỗi năm, chuột đá chỉ sinh duy nhất 1 cá thể. Ảnh: tienphong.
Kham pha bat ngo chuot da quy hiem, tung co o VN-Hinh-5
Trước năm 2005, loài chuột đá này được cho là đã tuyệt chủng. Người dân ở Bản Ón, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từng lùng bắt loài chuột này để ăn. Ảnh: zoopraha. 
Kham pha bat ngo chuot da quy hiem, tung co o VN-Hinh-6
 Chuột đá được người Rục gọi là Cà Nệ Khụng, hay Ninh Cùng. Ảnh: giadinh.
Kham pha bat ngo chuot da quy hiem, tung co o VN-Hinh-7
 Chuột đá thường hoạt động về đem. Chúng hoạt động và xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa dông (tháng 6 - 9 âm lịch). Ảnh: biolib.

Mời quý vị xem video: Sự thật về con cá voi lạc đến Na Uy

Chuột khổng lồ thích được hôn, lái xe đi chơi và uống rượu rum

(Kiến Thức) - Những con chuột khổng lồ được thuần hóa, coi như thú cưng, chúng có sở thích được hôn, lái xe đi chơi và uống rượu rum, được xem như người bạn đồng hành tuyệt vời của gia đình.

Chuot khong lo thich duoc hon, lai xe di choi va uong ruou rum
Cô Ana Pedraza và chồng Rafael Lopez là hai người Cuba có sở thích đặc biệt. Họ thích được thuần hóa loài chuột hutia vô cùng quý hiếm làm thú cưng và coi chuột khổng lồ như đứa con cưng bé bỏng của gia đình. 
Chuot khong lo thich duoc hon, lai xe di choi va uong ruou rum-Hinh-2
Con chuột hutia quý hiếm là loài đặc hữu ở Cuba, có cái đuôi giống như một sợi dây thừng và răng dài, phát triển chiều dài tới hơn nửa mét, có trọng lượng tương đương một con chó con.

Tin mới