Phát hiện loài động vật bí ẩn xuất hiện trước cả khủng long

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra hóa thạch của một con sâu biển thời tiền sử với 50 gai nhọn nhô ra khỏi đầu, được cho rằng xuất hiện trước cả thời khủng long.

Khám phá vừa được công bố trong tạp chí Current Biology đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về sự bùng nổ sự sống trên Trái đất vào khoảng 541 triệu năm trước.
Phat hien loai dong vat bi an xuat hien truoc ca khung long
Vừa phát hiện được hóa thạch của loài sâu biển xuất hiện cách đây khoảng 500 triệu năm. (Ảnh: AP) 
Có tên gọi là Capinatator praetermissus, sâu biển thời tiền sử này khác biệt đến mức các nhà khoa học cho rằng các hóa thạch tìm được đại diện cho không chỉ một loài mới, mà còn là một chi mới của sự sống.
Với chiều dài hơn 10 cm và phần xương sống dài khoảng 0.8 mm, thức ăn chủ yếu của loài sâu biển là sinh vật phù du nhỏ và các sinh vật thuộc giống tôm.
Theo Derek Briggs – chuyên gia thuộc trường đại học Yale, đây cũng là tổ tiên của một nhóm sâu biển có tên gọi là Chaetognatha, sinh vật rất phổ biến ở các đại dương trên thế giới. Phiên bản tiền sử này lớn và có nhiều gai nhọn trên mặt hơn nhưng lại không sở hữu hàm răng đặc biệt như con cháu của nó. Nhóm nghiên cứu phát hiện kho tàng hóa thạch này tại hai công viên quốc gia ở British Columbia, Canada.
"Có cấu tạo giống như các lưỡi câu thu nhỏ mặc dù mềm mại hơn, sinh vật biển có thể bắt được con mồi dễ dàng. Thật khó để lí giải tại sao lại có rất nhiều gai vẫn còn tồn tại trong hóa thạch, nhưng có lẽ chính vì những gai này nên loài sâu biển trên có thể là một kẻ săn mồi thành công", Briggs nói.
Khi con mồi đến gần, những gai nhọn giống như hàm của con sâu khép lại và bữa tối được phục vụ.
Capinatator đã sống vào thời điểm hơn 500 triệu năm trước, khi mà các loài sinh vật bắt đầu trở nên lớn và đa dạng hơn. Ngày nay, rất khó để tìm thấy hóa thạch hoàn chỉnh thuộc họ Chaetognatha vì chúng có thể dễ dàng bị phân hủy. Tuy nhiên, hóa thạch mới tìm được này vẫn trong tình trạng tốt đến nỗi những mô mềm vẫn còn được giữ lại; nhờ đó mà các nhà khoa học mới nhận định được loài sâu biển trông như thế nào, Briggs cho biết.
Nhà khảo cổ học Smithsonian Doug Erwin, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: khám phá này mở rộng kiến thức của các nhà khoa học về một nhóm động vật "khá bí ẩn" từ kỷ Cambri.

Hóa thạch 3,7 tỷ năm báo hiệu sự sống trên sao Hỏa

Một hóa thạch lâu đời nhất thế giới, có niên đại 3,7 tỷ năm mới được tìm thấy, có thể là chỉ dấu sự sống tồn tại trên sao Hỏa.

Hoa thach 3,7 ty nam bao hieu su song tren sao Hoa
Các tảng đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở dải băng Isua, phía tây nam Greenland. 
Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng vật chất lâu đời nhất về sự sống trên Trái đất, một hóa thạch ở Greenland được hình thành 3,7 tỷ năm trước.

Choáng váng với hóa thạch chim cánh cụt to như người

Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của một cá thể chim cánh cụt cao tới 150cm, từng sống ở thời kỳ Paleocen cách đây 61 triệu năm.

Sự tiến hóa của loài chim cánh cụt luôn là một bài toán khó đối với các nhà khoa học. Những câu hỏi kiểu như: tổ tiên của chim cánh cụt to cỡ nào, có biết bay không?... chưa từng được giải đáp một cách chính xác.

Tin mới