Phát hiện mắc hạt hồng xiêm trong phế quản sau 3 năm

Các bác sĩ Bệnh viện 74 TW vừa tiến hành gắp dị vật là một hạt hồng xiêm trong phế quản bên phải của bệnh nhân suốt 3 năm, gây viêm phổi.

Bệnh nhân NTC, 57 tuổi ở Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội, đi khám tại Bệnh viện 74 TW với triệu chứng ho, đau ngực phải. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi tái phát nghi do dị vật và được nhập viện điều trị tại khoa Ngoại.
Sau khi nhập viện, bác sĩ điều trị Nguyễn Xuân Thông chỉ định cho bệnh nhân chụp CT phổi và nội soi phế quản, do nghi ngờ bệnh nhân viêm phổi do dị vật.
Ngày 5/10, bác sĩ Nguyễn Văn Tình thuộc Khoa Hồi sức cấp cứu - người trực tiếp tiến hành nội soi phế quản bằng ống mềm - phát hiện ra niêm mạc phế quản bệnh nhân bị xung huyết, lòng phế quản có hình ảnh dị vật. Bác sĩ Tình đã lấy ra dị vật là một hạt hồng xiêm ở vị trí phế quản trung gian bên phải. Sau một ngày, bệnh nhân hoàn toàn ổn định.
Hạt hồng xiêm mắc kẹt trong phế quản bệnh nhân.
 Hạt hồng xiêm mắc kẹt trong phế quản bệnh nhân.
Trước đó, qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết cách đây 3 năm có ăn hồng xiêm, sau đó bị sặc và ho nhưng không hề biết có hạt hồng xiêm mắc trong phổi. Từ đó, bệnh nhân liên tục bị ho, có đờm, đôi khi có máu và bị viêm phổi nhiều lần. Ông đi khám và chữa bệnh nhiều nơi, nhưng chỉ được một thời gian rồi lại tái phát viêm phổi.
Đây là trường hợp hóc dị vật không mới, thậm chí đã có trường hợp dị vật là vỏ thuốc, mảnh xương hay tăm tre…. gây tổn thương đường tiêu hóa. Tuy nhiên, dị vật cũng có thể lọt vào đường thở nếu bệnh nhân gặp phải cơn ho, hoặc cười đùa khi ăn uống….
BS Tình cho biết, với trường hợp này, nếu không phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng như viêm phổi liên tục, nặng có thể gây xẹp phổi hoặc áp xe phổi. Bệnh nhân thường đi khám, được chẩn đoán và điều trị viêm phổi nhưng ít khi nghĩ đến viêm phổi do dị vật.
Do đó, hầu hết các trường hợp dị vật ở phế quản thường được chẩn đoán và xác định muộn, như bệnh nhân C. sau 3 năm hóc hạt hồng xiêm mới phát hiện ra đây chính là nguyên nhân. Với những ca hóc dị vật như vậy, cách duy nhất là gắp dị vật ra càng sớm càng tốt, BS Tình cho biết.
BS Tình cũng khuyến cáo, người dân khi ăn bị sặc, ho, có triệu chứng đau tức ngực, ho dữ dội, cần đi khám ngay, không nên làm các biện pháp cố lấy dị vật ra, nhất là khi dị vật đã đi vào đường hô hấp. Nếu để lâu, điều này có thể dẫn tới viêm phổi tái phát nhiều lần. Lưu ý khi ăn uống, người dân cần tránh cười đùa, nhất là trẻ em. Phụ huynh không nên cho trẻ đùa nghịch khi ăn, hay chơi các đồ chơi nhỏ, vì trẻ nhỏ hay ngậm, mút đồ chơi, khiến chúng dễ rơi vào đường thở.

Pin mắc kẹt trong thực quản, bé 17 tháng tuổi suýt chết

(Kiến Thức) - Một bé gái 17 tuổi phải nhập viện trong tình trạng hóc dị vật khiến thực quản bị loét, chảy máu do mắc kẹt một viên pin bên trong.

Bé 17 tuổi bị hóc dị vật là viên pin trong thực quản người dân tộc Sán Chỉ, ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. Bé nhập viện Sản nhi Quảng Ninh trong tình trạng quấy khóc, nôn nhiều. Chụp X-Quang các bác sĩ phát hiện có dị vật nằm trong thực quản, vị trí gần vùng đốt sống ngực cháu bé. Thực quản của bệnh nhân bị loét, có hình ảnh giả mạc kèm theo rớm máu.
Be 17 thang suyt chet vi hoc pin
 Bệnh nhi và dị vật được lấy ra từ thực quản cháu bé 17 tháng ở Quảng Ninh.

Kinh hãi rút kim nhọn 4cm khỏi cổ họng bé gái

(Kiến Thức) - Trường hợp hóc dị vật sau đây là lời nhắc nhở cha mẹ luôn phải để mắt đến con em mình, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

Kinh hai rut kim nhon 4cm khoi co hong be gai

Bé gái một tuổi người Tây An (Thiểm Tây – Trung Quốc) được đưa ngay đến bệnh viện vài giờ sau khi bị phát hiện bị hóc dị vật trong cổ họng.  

Tin mới