Xem toàn bộ ảnh
The Lancet - tạp chí y khoa về bệnh truyền nhiễm mới công bố kết quả một nghiên cứu đáng chú ý về những người có "miễn dịch lai" nhờ tiêm vắc xin đầy đủ và từng mắc COVID-19. |
Theo nghiên cứu này, các chuyên gia đã phân tích dữ liệu y tế của hơn 200.000 người vào năm 2020 và 2021 ở Brazil - quốc gia có số ca tử vong vì COVID-19 nhiều thứ 2 trên thế giới. |
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra những người từng mắc COVID-19, vắc xin Pfizer và AstraZeneca mang lại 90% hiệu quả ngăn ngừa bệnh trở nặng và tử vong. |
Trong khi đó, vắc xin Sinovac của Trung Quốc và Johnson & Johnson có hiệu quả ngăn ngừa bệnh trở nặng và tử vong lần lượt là 81% và 58%. |
Ông Julio Croda là tác giả nghiên cứu trên và hiện công tác tại Đại học Liên bang Mato Grosso do Sul cho biết: “Tất cả 4 loại vắc xin COVID-19 trên đã được chứng minh là cung cấp thêm khả năng bảo vệ bổ sung đáng kể cho những người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó". |
Tương tự, một nghiên cứu sử dụng dữ liệu toàn quốc của Thụy Điển tính đến tháng 10/2021 cho thấy những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 vẫn giữ được mức độ bảo vệ chống tái nhiễm cao trong tối đa 20 tháng. |
Những người có “miễn dịch lai” có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn 66% so với những người chỉ có miễn dịch tự nhiên. |
Thêm nữa, một nghiên cứu của các chuyên gia ở Qatar cho hay người có “miễn dịch lai” có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa chủng Omicron. |
Theo nghiên cứu này, 3 liều vaccine có hiệu quả 52% chống lại nhiễm bệnh có triệu chứng của dòng phụ BA.2 (Omicron), nhưng mức độ hiệu quả đã tăng lên 77% khi người tiêm từng mắc COVID-19. |
“Miễn dịch lai” ở những người từng mắc COVID-19 và đã tiêm mũi vắc xin tăng cường mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ nhất chống lại cả hai biến thể phụ của Omicron là BA.1 và BA.2. |
Mời độc giả xem video: Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong dịch Covid-19. Nguồn: THDT.