Phát hiện mới về di chứng ở người khỏi COVID-19

Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy sau 7 tháng khỏi COVID-19, F0 vẫn bị suy giảm nhận thức. Đặc biệt, thanh niên là nhóm bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Theo NBC News, nghiên cứu mô tả các vấn đề nhận thức mà bệnh nhân từng được điều trị tại hệ thống y tế Mount Sinai, New York, Mỹ, gặp phải. Đây là một trong những bệnh viện lớn nhất ở New York chuyên điều trị cho F0. Kết quả này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy COVID-19 là căn bệnh nhân loại chưa thể hiểu hết và di chứng nó để lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, kéo dài.

24% F0 khỏi COVID-19 gặp vấn đề về nhận thức

Nghiên cứu do nhóm tác giả tại Trường Y Icahn, ở Mount Sinai thực hiện. Trong bài báo công bố trên tạp chí JAMA Network Open ngày 22/10, các tác giả cho biết có tới 24% F0 khỏi COVID-19 tiếp tục gặp một số khó khăn về nhận thức, bao gồm vấn đề ghi nhớ, tốc độ xử lý vấn đề hay khả năng tập trung.

Nhà thần kinh học Jacqueline Becker, Trường Y Icahn, đại diện nhóm tác giả, cho hay họ chứng kiến tình trạng suy giảm nhận thức lâu dài ở nhiều nhóm tuổi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Phát hiện mới về di chứng ở người khỏi COVID-19 ảnh 1

Nghiên cứu từ Mỹ cho thấy 24% bệnh nhân gặp sương mù não hậu COVID-19. Ảnh: Bloomberg.

Nghiên cứu thực hiện trên 740 F0 từ 18 tuổi trở lên, có xét nghiệm rRT-PCR dương tính với nCoV trong khoảng thời gian tháng 4/2020 đến tháng 5/2021, không tiền sử sa sút trí tuệ. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy giảm nhận thức tương đối cao sau 7,6 tháng kể từ khi họ mắc bệnh.

Tình trạng thiếu hụt nhận thức phổ biến nhất ảnh hưởng tới 24% F0 là ghi nhớ ký ức mới, mất trí nhớ tạm thời. Một số thách thức khác là tốc độ xử lý thông tin chậm, khó lập kế hoạch, tổ chức hay đưa ra phản đoán. Không chỉ bệnh nhân thể nặng, nhập viện gặp triệu chứng này, các F0 trong tình trạng trung bình cũng có vấn đề về tư duy.

Ngoài ra, trong số bệnh nhân, các nhà nghiên cứu phát hiện 15% khó phát âm trôi chảy, 16% khó điều khiển hành vi, 18% xử lý nhận thức chậm hơn bình thường, 23% không thể nhớ lại ký ức cũ, 24% khó mã hóa bộ nhớ…

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý F0 phải nhập viện, điều trị hồi sức tích cực có nhiều khả năng bị suy giảm khả năng chú ý, điều khiển hành vi, nói lưu loát, trí nhớ kém hơn nhóm còn lại.

Theo NBC News, nhóm tác giả khảo sát và nhận thấy nhiều bệnh viện khác cũng ghi nhận các F0 bị tương tự. TS thần kinh học Igor Koralnik của Trung tâm Y tế Northwestern cho hay tại viện này, một số bệnh nhân COVID-19 bị suy giảm nhận thức nghiêm trọng đến mức họ không thể tự chăm sóc bản thân khi ra viện.

“Nghiên cứu của Trường Y Icahn đã xác nhận những gì chúng tôi đã thấy ở Northwestern. Vấn đề về nhận thức vẫn dai dẳng ở các bệnh nhân COVID-19 đã nhập viện, thậm chí một số người chỉ có triệu chứng hô hấp nhẹ”, ông Koralnik nói thêm.

Trong công bố của mình, nhóm tác giả cũng viết: “Tình trạng này phù hợp với các báo cáo ban đầu mô tả hội chứng hậu COVID-19 tác động đáng kể đến tâm lý của bệnh nhân”.

Phát hiện mới về di chứng ở người khỏi COVID-19 ảnh 2

Các di chứng hậu COVID-19 gây ảnh hưởng cho bệnh nhân và tạo thêm gánh nặng y tế. Ảnh: Freepik.

Tháng 12/2020, nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Neurology: Clinical Practice cho thấy COVID-19 có thể gây co giật và rối loạn vận động, ngay cả trong một số trường hợp mắc bệnh mức độ trung bình.

Hồi tháng 4, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet Psychiatry cũng cho thấy cứ 3 người khỏi COVID-19 có một F0 gặp triệu chứng về thần kinh hoặc sức khỏe tâm thần lâu dài.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các tình trạng trên còn được gọi là “sương mù não”, nằm trong danh sách vấn đề gặp phải sau khi mắc COVID-19. Sương mù não đặc trưng bởi dấu hiệu thiếu tập trung, khó suy nghĩ.

CDC lưu ý trên website: “Hầu hết bệnh nhân khỏi COVID-19 đều khỏe lại trong vài tuần, song, một số gặp phải vấn đề ‘Long COVID’. Đây là hàng loạt vấn đề sức khỏe mới, bệnh nhân có thể gặp phải sau 4 tuần kể từ lần nhiễm nCoV đầu tiên”.

Trong khi đó, Guardian đưa tin ngày 28/9, nghiên cứu của Anh cho thấy 37% người nhiễm nCoV có một số triệu chứng kéo dài khoảng 3 đến 6 tháng, phổ biến là lo âu, trầm cảm, khó thở và đau bụng. Nghiên cứu do chuyên gia Đại học Oxford phối hợp Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Anh (NIHR) và Trung tâm Nghiên cứu Y sinh Y tế Oxford (BRC) thực hiện, dựa trên dữ liệu từ 270.000 người đang hồi phục sau khi mắc COVID-19 tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí PLOS Medicine.

Thanh niên có nguy cơ mắc các vấn đề sương mù não cao hơn

Vấn đề khiến nhóm tác giả chưa thể giải thích đó là ngay cả những F0 trẻ mắc bệnh nhẹ cũng bị ảnh hưởng bởi sương mù não khá nặng nề, thậm chí cao hơn hẳn. Không ai có thể trả lời câu hỏi khi nào các bệnh nhân này sẽ trở về trạng thái sức khỏe như trước khi mắc COVID-19.

Vì vậy, ông Becker khuyến nghị các bệnh viện cần sàng lọc người bị suy giảm tâm thần sau COVID-19 như một tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe, bất kể tuổi của bệnh nhân.

GS.TS tâm thần học Helen Lavretsky, Giám đốc Phòng khám Đại học California tại Los Angeles (UCLA) Post-COVID cho hay khi chứng kiến những suy giảm tinh thần nghiêm trọng ở bệnh nhân 20-40 tuổi, bà không khỏi đau lòng. Họ vốn là người ít khi bị tổn thương, nhưng giờ đây lại chật vật để trở lại cuộc sống bình thường. “Họ không thể hoạt động hay suy nghĩ, trí nhớ của họ bị suy giảm nặng. Thậm chí, nhiều người bối rối khi lái xe tới các địa điểm, không biết đến đó bằng cách nào”, vị chuyên gia chia sẻ.

Vị chuyên gia cũng nhận định vấn đề này rất nghiêm trọng và mang quy mô lớn. Hơn 45 triệu người Mỹ mắc COVID-19, trong khi đó, quá nhiều người đang phải đối mặt các triệu chứng kéo dài. “20-30% F0 gặp vấn đề này. Trong bất kỳ hoàn cảnh, môi trường làm việc nào, nó cũng làm giảm hiệu suất của bệnh nhân”, bà Helen nói thêm.

Phat hien moi ve di chung o nguoi khoi COVID-19

Người trẻ mắc bệnh nhẹ có nguy cơ mắc sương mù não cao khiến nhiều chuyên gia lo lắng. Ảnh: Freepik.

Theo một nghiên cứu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), khoảng 384.000 người vẫn đang sống với các triệu chứng COVID-19 trong một năm sau khi nhiễm nCoV.

Các triệu chứng hậu COVID-19 xuất hiện thường xuyên hơn ở nữ giới. Trong khi đó, nam giới và người lớn tuổi gặp nhiều khó khăn hơn về hô hấp và các vấn đề nhận thức. Những người trẻ tuổi và phụ nữ hay gặp những vấn đề về bụng, lo lắng và trầm cảm hơn.

Theo PGS.TS Tracy Vannorsdall của Johns Hopkins Medicine, hiện nay, liệu pháp giúp F0 khắc phục tình trạng này là điều trị tâm lý. Các nhà trị liệu sẽ hỏi bệnh nhân về điểm mạnh, điểm yếu, sau đó thiết kế chương trình dạy họ sử dụng điểm mạnh để bù đắp cho điểm yếu. Đây gần như là cách duy nhất giúp những người gặp di chứng hậu COVID-19 sớm lấy lại cân bằng.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Sáng nay, Hải Dương bắt đầu xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.

Tính từ 18h ngày 04/3 đến 6h ngày 05/3: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta vẫn có 2.488 bệnh nhân, trong đó có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước- riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 879 ca.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bản tin 6h ngày 9/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hôm nay, các điểm tiêm chủng ở Hải Dương, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM và BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch, đồng thời mở rộng triển khai tiêm tại Hà Nội và tỉnh Gia Lai.

Tính từ 18h ngày 08/3 đến 6h ngày 09/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.524 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1585 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 893 ca.

Trong đó, riêng Hải Dương có 709 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca)

10 tỉnh, thành phố đã qua 24 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã tròn 3 tuần không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 2 tuần thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Sang 9/3, khong ca mac moi, Ha Noi va Gia Lai trien khai tiem vac xin phong COVID-19
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giám sát công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng ngày 8/3  Ảnh:Đồ Nghệ 

Tin mới