Theo các chuyên gia, pháo đài quân sự La Mã 1.900 tuổi này sau đó bị các bộ lạc địa phương xâm chiếm và biến nơi đó thành một khu định cư của bộ lạc.
Giáo sư Thomas Maurer công tác tại Đại học Goethe đồng thời là người đứng đầu cuộc khai quật pháo đài quân sự La Mã trên cho biết, những người La Mã xây dựng pháo đài này làm nơi có thể phát động một cuộc tấn công vào khu vực phía đông của sông Rhine.
Pháo đài quân sự La Mã mới được phát hiện ở Gernsheim, Đức có niên đại 1.900 năm tuổi. |
Theo kết quả nghiên cứu, một đơn vị quân sự với khoảng 500 binh sĩ đã đóng quân ở pháo đài trên trong khoảng thời gian từ năm 70 - 120. Với số lượng binh sĩ lớn đóng quân ở pháo đài nên đây là một phát hiện bất ngờ. Bởi lẽ, người La Mã thường phá hủy pháo đài quân sự khi rời đi, không còn sử dụng rồi sau đó biến chúng thành kênh, mương.
Một trong những hiện vật được khai quật tại khu vực này là mảnh vỡ gạch với tên và số lượng binh sĩ của một quân đoàn: Legio XXII Primigenia Pia Fidelis (tạm dịch Quân đoàn thứ 12 Primigenia). Đây là quân đoàn tinh nhuệ được đặt tên theo tên của nữ thần Fortuna Primigenia và do Hoàng đế La Mã Caligula thành lập năm 39.
Mảnh vỡ gạch thuộc Quân đoàn thứ 12 Primigenia đồn trú tại pháo đài quân sự trên. |
Đây là hộp sọ chó được bảo quản khá tốt. Loài vật này được cho là được con người nuôi. |
Những người định cư ở các làng xung quanh pháo đài quân sự của người La Mã này chủ yếu là người thân của những binh sĩ, thương nhân kiếm được nhiều lợi ích từ các thương vụ mua bán với quân đội.
"Một cuộc suy thoái tạm thời đã xảy ra tại đây khi quân đội đóng tại pháo đài quân sự này rời đi. Những công trình xây dựng bằng đá tại "làng La Mã Gernsheim" trong thế kỷ thứ 2 cho thấy khu định cư này khá khởi sắc thời đó. Dân số nơi đây có thể có nguồn gốc chủ yếu từ người Gallic-Germanic", giáo sư Thomas cho hay.