Theo kênh truyền hình RT, vụ việc xảy ra tại nước Ý thời trung cổ. Một nhóm nhà khoa học khẳng định điều này sau khi xét nghiệm và phân tích bộ hài cốt người phụ nữ được tìm thấy tại thị trấn Imola, Bologna vào năm 2010. Người phụ nữ này được cho là sinh sống trong khoảng thời gian 600-700 trước Công nguyên.
Bộ hài cốt sản phụ "sinh con trong quan tài". |
Các nhà nghiên cứu trường Đại học Ferrara và Bologna giải thích hiện tượng "ra đời trong quan tài" xảy ra khi thai nhi bị đẩy ra ngoài trong lúc người mẹ đã chết và bị chôn. Trong quá trình tử thi phân hủy, lượng khí lớn xuất hiện, dồn vào tử cung người mẹ khiến thai nhi bị đẩy ra ngoài qua âm đạo.
Bộ xương cốt các nhà khoa học nghiên cứu được tìm thấy cùng một thai nhi tìm thấy ở giữa hai chân của thai phụ. Dựa vào vị trí của thai nhi, các nhà nghiên cứu kết luận đây là một trường hợp "ra đời trong quan tài". Đầu và phần thân trên của thai nhi được tìm thấy ở bên ngoài vùng xương chậu của người phụ nữ, trong khi phần chân thai nhi vẫn ở bên trong.
Người phụ nữ trung cổ này cũng có một lỗ hổng rộng 5 mm trên sọ. Các nhà khoa học cho rằng bà đã trải qua phương thức điều trị y khoa “khoan xương sọ”.
Đây là phương pháp phẫu thuật lâu đời nhất, xuất hiện trong thời kỳ đồ đá và để sử dụng chữa trị cho hội chứng tiền sản giật. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ có thể sản phụ phải trải qua phẫu thuật não vì lí do trên.
Theo chi tiết ghi trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí World Neurosurgery, người phụ nữ này sống được thêm 1 tuần sau ca phẫu thuật, và được chôn cất khi còn mang thai.
Đây không phải là lần đầu tiên ghi nhận một trường hợp “ra đời trong quan tài” đối với ngành khảo cổ học. Năm ngoái, một trường hợp tương tự cũng đã được phát hiện trong khu chôn cất Black Death gần Genoa, Italy.