Phát hiện siêu Trái Đất có khả năng có sự sống cách 40 năm ánh sáng

NASA thông báo đã phát hiện ra một hành tinh có kích cỡ tương tự Trái Đất, nằm cách chúng ta 40 năm ánh sáng và thậm chí có khả năng có sự sống.

Gliese 12 b là một "ngoại hành tinh siêu Trái Đất" có kích cỡ tương tự Trái Đất hoặc nhỏ hơn một chút. Các ngoại hành tinh là những hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.

Giáo sư Masayuki Kuzuhara thuộc Trung tâm Sinh học Vũ trụ ở Tokyo cho biết họ đã tìm thấy một hành tinh có kích cỡ giống Trái Đất, có nhiệt độ ôn hòa và nằm gần nhất với chúng ta cho tới nay.

Phat hien sieu Trai Dat co kha nang co su song cach 40 nam anh sang

Ảnh minh họa: NASA

Hành tinh này quay quanh một ngôi sao lùn đỏ lạnh có tên là Gliese 12. Đây là ngôi sao chỉ bằng 27% kích cỡ và 60% nhiệt độ bề mặt của Mặt trời, NASA cho hay. Dựa trên dự đoán hành tinh này không có bầu khí quyển, các nhà thiên văn học NASA tin rằng nó có nhiệt độ bề mặt khoảng hơn 41 độ C.

Kích cỡ và khối lượng cực kỳ nhỏ của các sao lùn đỏ khiến chúng trở nên lý tưởng trong hành trình tìm kiếm các hành tinh có kích cỡ tương tự Trái Đất.

Khoảng cách giữa ngôi sao Gliese 12 và hành tinh Gliese 12 b chỉ bằng 7% khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trời, NASA cho hay. Hành tinh này nhận được năng lượng nhiều gấp 1,6 lần từ ngôi sao của nó so với năng lượng Trái Đất nhận được từ Mặt trời.

"Gliese 12 b đại diện cho một trong những mục tiêu tốt nhất để nghiên cứu liệu các hành tinh có kích cỡ giống Trái Đất quay quanh những ngôi sao lạnh có thể giữ bầu khí quyển của chúng hay không, một bước quan trọng để thúc đẩy hiểu biết về khả năng sinh sống trên các hành tinh khắp thiên hà của chúng ta", Shishir Dholakia, học viên đang theo học trình độ tiến sĩ tại Trung tâm Vật lý thiên văn tại Đại học Southern Queensland ở Australia cho hay.

Các nhà khoa học thường nghiên cứu Gliese 12 b và các hành tinh tương tự khác bởi chúng có thể giúp "giải mã một số khía cạnh" trong quá trình tiến hóa của Hệ Mặt trời.

"Chúng ta chỉ biết một vài hành tinh ôn hòa tương tự Trái Đất vừa đủ gần, vừa đáp ứng các tiêu chỉ cần thiết khác để tiến hành nghiên cứu này, được gọi là quang phổ truyền qua, sử dụng các trang thiết bị hiện tại", Michael McElwain, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Goddard Space Flight của NASA ở Greenbelt, Maryland nhận định. Theo ông: "Để hiểu hơn về sự đa dạng của bầu khí quyển và kết quả tiến hóa của những hành tinh này, chúng ta cần nhiều ví dụ giống như Gliese 12 b".

Hé lộ nơi có tiềm năng chứa đựng thế giới sự sống ngoài vũ trụ

Một nhóm nghiên cứu Mỹ đã xác định các sao lùn đỏ là dạng sao có tiềm năng chứa đựng những thế giới sự sống lớn nhất.

Hé lộ nơi có tiềm năng chứa đựng thế giới sự sống ngoài vũ trụ
He lo noi co tiem nang chua dung the gioi su song ngoai vu tru
Trong các nghiên cứu về tiềm năng sự sống ngoài Trái Đất, các nhà khoa học đã tập trung vào khám phá các hành tinh có khả năng chứa đựng sự sống. 

Khoảnh khắc bầu khí quyển một hành tinh bị thổi bay

Kính viễn vọng vũ trụ Hubble đã chộp được khoảnh khắc bầu khí quyển của một hành tinh bị thổi bay do bức xạ từ "mặt trời" của nó.

Khoảnh khắc bầu khí quyển một hành tinh bị thổi bay
Ngôi sao lùn đỏ (còn được gọi là AU Microscopii, hay AU Mic) nằm ngoài hệ mặt trời của chúng, cách Trái đất 32 năm ánh sáng (được coi là tương đối gần về thiên văn học). Ngôi sao này được coi là "mặt trời" trong hệ hành tinh của nó.

Xuất hiện hành tinh “quái vật”, chuyên gia cuống quýt tìm lời giải

Được gọi là hành tinh "quái vật", TOI-4860 b đã làm cho cộng đồng khoa học thế giới đổ gục vì những đặc tính kỳ lạ và phức tạp mà nó mang lại.

 Xuất hiện hành tinh “quái vật”, chuyên gia cuống quýt tìm lời giải
Xuat hien hanh tinh “quai vat”, chuyen gia cuong quyt tim loi giai
Trong những năm gần đây, con người đã chứng kiến nhiều khám phá kỳ diệu trong lĩnh vực thiên văn học, và TOI-4860 b là một trong những phát hiện đáng chú ý nhất.  

Tin mới