Phát hiện viên đá hàng tỷ năm có thể làm thay đổi lịch sử Trái đất
Viên đá nhỏ bé có tuổi đời lên tới 3,75 đến 4,28 tỉ năm tuổi được tìm thấy ở đáy biển cổ đại ở Quebec - Canada có thể khiến lịch sử Trái đất phải viết lại.
Thùy Dung (T.H)
Trước đây, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên của sự sống là một tập hợp các hóa thạch dạng sợi ở Australia, có thể là phần còn lại của tấm thảm vi khuẩn có thể hấp thụ năng lượng Mặt trời cách đây khoảng 3,46 tỷ năm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đến từ University College London (UCL, trường thành viên của Viện Đại học London, Anh) lại có phát hiện thay đổi lịch sử này của Trái đất.
Cụ thể, họ đã thu thập được một viên đá từ đáy biển cổ đại ở Quebec - Canada có những cấu trúc nhỏ bé nhưng vô cùng tinh vi, rất có thể có nguồn gốc sinh học bởi không phù hợp với bất cứ dạng cấu trúc nào mà các phản ứng hóa học có thể tạo nên.
Điều đặc biệt là tuổi đời của hòn đá này đã lên tới 3,75 đến 4,28 tỉ năm tuổi. Vì vậy, phát hiện này đã kéo lùi thời gian Trái đất có sự sống sớm hơn ít nhất 300 triệu năm so với những phát hiện trước đây.
Không những thế, thứ các nhà khoa học phát hiện được bên trong viên đá lần này lại phức tạp hơn nhiều: giống như một thân cây nhỏ có các nhánh song song ở một bên, dài gần 1 cm.
Cùng với đó là các sản phẩm phụ hóa học khoáng hóa trong đá, phù hợp với cách các vi sinh vật cổ đại sống nhờ sắt, lưu huỳnh và carbon dioxide tạo ra.
Những phát hiện mới này còn cho thấy có thể có nhiều loại vi sinh vật khác nhau đã tồn tại trên Trái đất thuở sơ khai. Điều này cũng mở ra khả năng tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác.
"Nếu sự sống xuất hiện sớm trên Trái đất, với điều kiện thích hợp, sẽ làm tăng cơ hội tồn tại sự sống trên các hành tinh khác" - tiến sĩ Dominic Papineau, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Nếu có bất cứ hành tinh nào trong vũ trụ hội tụ được các điều kiện như Trái đất 4 tỷ năm về trước, ở đó cũng có thể có sự sống.
Từ các phân tích khoa học, con người bây giờ đã có thể biết khá chắc về thời điểm sự sống nguyên thủy đầu tiên hình thành. Nhưng trả lời cho câu hỏi tại sao và như thế nào sự sống ấy xuất hiện thì không một nhà khoa học nào chắc chắn.
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết thế giới tiền sinh học đã từng có một bộ axit amin lớn hơn ngày nay nhiều. Và hóa học thuần túy có thể làm nảy sinh sự sống từ những phân tử phi sinh học.
Điều này cũng củng cố giả thuyết cho rằng ở một nơi nào đó trong vũ trụ, khi các điều kiện hội tụ giống như Trái đất, sự sống cũng có thể hình thành.
Một lượng nước trên Trái đất có thể đến từ Mặt trời do gió Mặt trời tạo ra, một tuyên bố mới được giới khoa học đưa ra.
Việc tính toàn bộ lượng nước trên Trái đất đến từ đâu là một câu đố lâu đời, nhưng một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Đại học Curtin đứng đầu đã đề xuất rằng, Mặt trời có thể là nguồn cung cấp H₂O chính của hành tinh chúng ta, nhờ hydro từ gió Mặt trời.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Copenhagen, Đan Mạch cảnh báo nhiều thảm họa có thể xảy ra sau khi phát hiện vỏ Trái Đất bị sắp xếp lại.
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia tại Bộ phận Địa chất, Khoa Khoa học địa chất và quản lý tài nguyên thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch, tác động kiểu vòng lặp giữa động đất và sự chuyển động của các mảnh vỏ Trái Đất có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân loại.