Phát hiện vòng khí hydro khổng lồ xung quanh một thiên hà xa xôi

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà thiên văn học tại Trung tâm vật lý thiên văn vô tuyến quốc gia (NCRA) ở Pune, Ấn Độ đã phát hiện ra một vòng khí hydro bí ẩn xung quanh một thiên hà xa xôi, khi sử dụng Kính viễn vọng vô tuyến Metrewave (GMRT).

Phát hiện vòng khí hydro khổng lồ xung quanh một thiên hà xa xôi
Thiên hà có tên AGC 203001 nằm cách chúng ta khoảng 260 triệu năm ánh sáng. Trước giờ, chỉ có một hệ thống khác được biết đến với vòng hydro trung tính lớn như vậy. Nguồn gốc và sự hình thành của những vòng nhẫn như vậy vẫn là vấn đề tranh luận giữa các nhà vật lý thiên văn.
Hydro trung tính phát ra sóng vô tuyến ở bước sóng khoảng 21cm. Bức xạ này từ các nguyên tử hydro trung tính đã cho phép các nhà thiên văn vô tuyến lập bản đồ lượng và phân phối khí hydro trung tính trong thiên hà Milky Way của chúng ta và trong các thiên hà khác trong vũ trụ. Thông thường, các hồ chứa khí hydro trung tính lớn được tìm thấy trong các thiên hà đang tích cực hình thành các ngôi sao mới.
Phat hien vong khi hydro khong lo xung quanh mot thien ha xa xoi

Nguồn ảnh: NASA. 

Tuy nhiên, mặc dù không có dấu hiệu hình thành sao hoạt động, thiên hà AGC 203001 được biết là có lượng lớn hydro, mặc dù tỉ lệ phân bố chính xác của nó không được biết đến. Bản chất bất thường của thiên hà này đã thúc đẩy các nhà thiên văn học ở NCRA sử dụng GMRT để tiến hành quan sát vô tuyến độ phân giải cao để tìm ra vị trí của thiên hà này.
Các quan sát của GMRT đã tiết lộ rằng hydro trung tính được phân phối dưới dạng một vòng nhẫn lớn nằm ngoài trung tâm, vượt ra ngoài phạm vi quy mô quang học hoạt động của thiên hà này.
Khó hiểu hơn, các nhà thiên văn học phát hiện ra rằng, hình ảnh quang học hiện có cho thấy vòng nhẫn này không cho thấy có dấu hiệu chứa các ngôi sao. Phối hợp với hai nhà thiên văn học người Pháp là Pierre-Alain Duc và Jean-Charles Cuillandre, nhóm NCRA đã thu được hình ảnh quang học rất nhạy của hệ thống này bằng Kính viễn vọng Canada-Pháp-Hawaii (CFHT) ở Hawaii, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, ngay cả những hình ảnh này không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của ánh sáng sao liên quan đến vòng hydro.
Ngày nay vấn đề đặt ra là những gì đã có thể dẫn đến sự hình thành các vòng hydro lớn mà không có sao như vậy.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Choáng váng phát hiện kén carbon bao quanh các thiên hà

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu phát hiện những đám mây khí carbon khổng lồ trải rộng với bán kính 30.000 năm ánh sáng xung quanh các thiên hà trẻ, bằng cách sử dụng Đài quan sát ALMA, Chi Lê.

Choáng váng phát hiện kén carbon bao quanh các thiên hà

Đây là công trình đầu tiên xác nhận, các nguyên tử carbon được tạo ra bên trong các ngôi sao trong vũ trụ sơ khai đã lan rộng ra ngoài các thiên hà.

Trước giờ, không có nghiên cứu lý thuyết nào dự đoán những cái kén carbon khổng lồ như vậy xung quanh các thiên hà đang phát triển, điều này đặt ra câu hỏi về sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về nét đặc thù tiến hóa vũ trụ.

Độc đáo tên mới được đặt cho hơn 100 sao, ngoại hành tinh

(Kiến Thức) - Liên minh Thiên văn Quốc tế là cơ quan toàn cầu trong việc đặt tên các thiên thể. Mới đây, cơ quan này đã công bố tên mới cho 112 bộ hành tinh và các ngôi sao chủ.

Độc đáo tên mới được đặt cho hơn 100 sao, ngoại hành tinh

Cơ quan này nói rằng, có 780.000 người trên toàn thế giới tại 112 quốc gia đã tham gia đề xuất và chọn tên cho các vật thể.

Cho đến bây giờ, hầu hết các ngoại hành tinh và ngôi sao được biết đến bằng tên khoa học của chúng, đó thường là một chuỗi các chữ cái và số.

Bất ngờ cái nhìn mới sâu sắc về sự tiến hóa cụm thiên hà

(Kiến Thức) - Hàng tỷ năm trước, ở trung tâm của một cụm thiên hà ở rất xa (chính xác là 15 tỷ năm ánh sáng), một lỗ đen phun ra những tia plasma. Sự bùng nổ của plasma giữ cho khí trong các cụm thiên hà quá nóng.

Bất ngờ cái nhìn mới sâu sắc về sự tiến hóa cụm thiên hà

Khi plasma lao ra khỏi lỗ đen, nó đẩy vật liệu ra xa, tạo ra hai khoang năng lượng lớn cách nhau 180 độ.

Cũng giống như cách bạn có thể tính toán năng lượng của một tác động của tiểu hành tinh bằng đo kích thước miệng hố của nó, Michael Calzadilla tại Viện nghiên cứu vật lý vũ trụ MIT Kavli (MKI) đã sử dụng kích thước của các khoang này để tìm ra sức mạnh của sự bùng nổ lỗ đen.

Tin mới