Phát hoảng loài lươn 2 chân kỳ dị như đến từ hành tinh khác

Phát hoảng loài lươn 2 chân kỳ dị như đến từ hành tinh khác

Chỉ được ghi nhận ở vùng Đông Nam Hoa Kỳ và miền Bắc Mexico, họ Giông lươn hai chân gồm những loài kỳ giông thủy sinh chúng có chiều dài từ 25–95 cm, có hình dạng thoạt nhìn giống lươn.

Xem toàn bộ ảnh
Trong thế giới của các loài động vật lưỡng cư, họ  Giông lươn hai chân (Sirenidae) quy tụ những loài mang nhiều đặc điểm dị biệt so với các họ hàng còn lại. Ảnh: Joseph Mullica.
Trong thế giới của các loài động vật lưỡng cư, họ Giông lươn hai chân (Sirenidae) quy tụ những loài mang nhiều đặc điểm dị biệt so với các họ hàng còn lại. Ảnh: Joseph Mullica.
Chỉ được ghi nhận ở vùng Đông Nam Hoa Kỳ và miền Bắc Mexico, họ Giông lươn hai chân gồm những loài kỳ giông thủy sinh có chiều dài từ 25–95 cm, hình dạng thoạt nhìn giống lươn. Ảnh: UkrBIN.
Chỉ được ghi nhận ở vùng Đông Nam Hoa Kỳ và miền Bắc Mexico, họ Giông lươn hai chân gồm những loài kỳ giông thủy sinh có chiều dài từ 25–95 cm, hình dạng thoạt nhìn giống lươn. Ảnh: UkrBIN.
Điểm đặc biệt của chúng là có hai chi trước nhỏ xíu nhưng đã phát triển đầy đủ và hoàn toàn không có chi sau. Ở một loài, bộ xương ở chi trước của chúng chỉ được làm bằng sụn. Ảnh: iNaturalist.
Điểm đặc biệt của chúng là có hai chi trước nhỏ xíu nhưng đã phát triển đầy đủ và hoàn toàn không có chi sau. Ở một loài, bộ xương ở chi trước của chúng chỉ được làm bằng sụn. Ảnh: iNaturalist.
Ngược lại với hầu hết các loài kỳ giông khác, giông lươn hai chân có mang ngoài chụm lại với nhau trên cổ ở cả trạng thái ấu trùng và trưởng thành. Ở các loài còn lại, mang ngoài tiêu biến khi trưởng thành. Ảnh: Joel Sartore.
Ngược lại với hầu hết các loài kỳ giông khác, giông lươn hai chân có mang ngoài chụm lại với nhau trên cổ ở cả trạng thái ấu trùng và trưởng thành. Ở các loài còn lại, mang ngoài tiêu biến khi trưởng thành. Ảnh: Joel Sartore.
Dù vậy, mang của chúng hoàn toàn không có chức năng khi là ấu trùng, và chỉ khi trưởng thành mới phát triển đầy đủ, nhưng chức năng hô hấp hạn chế. Về cơ bản, giông lươn hai chân là loài hít thở không khí bắt buộc với phổi phát triển tốt. Ảnh: Amphibian Fact.
Dù vậy, mang của chúng hoàn toàn không có chức năng khi là ấu trùng, và chỉ khi trưởng thành mới phát triển đầy đủ, nhưng chức năng hô hấp hạn chế. Về cơ bản, giông lươn hai chân là loài hít thở không khí bắt buộc với phổi phát triển tốt. Ảnh: Amphibian Fact.
Trong thời kỳ hạn hán, chúng cũng có thể đào hang trong bùn của ao khô và bọc mình bằng một cái kén chất nhầy để sống sót. Trong những khoảng thời gian như vậy, chúng thở bằng phổi. Đây là đặc điểm rất giống cá phổi châu Phi. Ảnh: Virginia Department of Wildlife Resources.
Trong thời kỳ hạn hán, chúng cũng có thể đào hang trong bùn của ao khô và bọc mình bằng một cái kén chất nhầy để sống sót. Trong những khoảng thời gian như vậy, chúng thở bằng phổi. Đây là đặc điểm rất giống cá phổi châu Phi. Ảnh: Virginia Department of Wildlife Resources.
Những loài lưỡng cư này là động vật ăn tạp, thức ăn chủ yếu là giun, ốc nhỏ, tôm và tảo sợi. Đây là nhóm kỳ giông duy nhất được biết đến với tập tính ăn thực vật. Ảnh: Reddid.
Những loài lưỡng cư này là động vật ăn tạp, thức ăn chủ yếu là giun, ốc nhỏ, tôm và tảo sợi. Đây là nhóm kỳ giông duy nhất được biết đến với tập tính ăn thực vật. Ảnh: Reddid.
Đời sống của giông lươn hai chân diễn ra hầu như hoàn toàn dưới nước. Ngoại lệ là vào những đêm mưa chúng có thể băng qua đất liền để tìm đến những vùng nước khác. Ảnh: Amphibian Fact.
Đời sống của giông lươn hai chân diễn ra hầu như hoàn toàn dưới nước. Ngoại lệ là vào những đêm mưa chúng có thể băng qua đất liền để tìm đến những vùng nước khác. Ảnh: Amphibian Fact.
Về phương diện sinh sản, giông lươn hai chân duy trì nòi giống bằng phương pháp thụ tinh bên ngoài. Con đực cũng tham gia xây ổ trứng và chăm sóc cho con cái của chúng. Ảnh: iNaturalist.
Về phương diện sinh sản, giông lươn hai chân duy trì nòi giống bằng phương pháp thụ tinh bên ngoài. Con đực cũng tham gia xây ổ trứng và chăm sóc cho con cái của chúng. Ảnh: iNaturalist.
Do có quá nhiều điểm khác biệt so với các loài kỳ giông khác, trong một số cách phân loại, giông lươn hai chân được xếp thành một phân bộ riêng, hoặc một bộ hoàn toàn khác biệt. Ảnh: Kingsnake.com.
Do có quá nhiều điểm khác biệt so với các loài kỳ giông khác, trong một số cách phân loại, giông lươn hai chân được xếp thành một phân bộ riêng, hoặc một bộ hoàn toàn khác biệt. Ảnh: Kingsnake.com.
Dù vậy, phân tích di truyền cho thấy giông lươn hai chân cùng nằm trong phân bộ Kỳ giông (Salamandroidea) với các loài kỳ giông khác. Chúng là là một trong những nhóm kỳ giông lâu đời nhất, có thể đã tiến hóa từ một tổ tiên sống trên cạn. Ảnh: Animalia.
Dù vậy, phân tích di truyền cho thấy giông lươn hai chân cùng nằm trong phân bộ Kỳ giông (Salamandroidea) với các loài kỳ giông khác. Chúng là là một trong những nhóm kỳ giông lâu đời nhất, có thể đã tiến hóa từ một tổ tiên sống trên cạn. Ảnh: Animalia.
Ngày nay, chỉ còn 5 loài giông lươn hai chân thuộc hai chi khác nhau còn tồn tại. Giống như hầu hết các loài lưỡng cư khác, số lượng của chúng đang giảm dần do ô nhiễm môi trường nước, chủ yếu do việc sử dụng thuốc trừ sâu nông nghiệp và phân bón quá mức trong nông nghiệp. Ảnh: iNaturalist.
Ngày nay, chỉ còn 5 loài giông lươn hai chân thuộc hai chi khác nhau còn tồn tại. Giống như hầu hết các loài lưỡng cư khác, số lượng của chúng đang giảm dần do ô nhiễm môi trường nước, chủ yếu do việc sử dụng thuốc trừ sâu nông nghiệp và phân bón quá mức trong nông nghiệp. Ảnh: iNaturalist.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT