Phật Niết-bàn nằm nghiêng bên nào?

Nằm nghiêng bên phải là một trong những đặc điểm quan trọng của tướng Niết-bàn.

Phật Niết-bàn nằm nghiêng bên nào?
HỎI: Tôi đọc trong kinh sách được biết khi Đức Phật nhập Niết-bàn, nằm nghiêng bên phải. Nhưng gần đây, tôi thấy ở một ngôi chùa lớn có tượng Phật Niết-bàn năm nghiêng về bên trái? Không biết người tạo tượng có sư nhâm lẫn gi không?
(HOA THIÊN, camnth2008@yahoo.com)
Đức Phật nhập Niết-bàn nằm nghiêng bên phải.
Đức Phật nhập Niết-bàn nằm nghiêng bên phải.
ĐÁP:
Bạn Hoa Thiên thân mến!
Theo kinh Trường bộ I, ghi nhận hình ảnh Thế Tôn khi chuẩn bị nhập Niết-bàn nằm nghiêng bên phải: “Rồi Thế Tôn, cùng với đại chúng Tỳ-kheo đi đến bên kia sông Hirannavati, tại Kusinàrà Upavattana, rừng Sàlà của dòng họ Mallà, khi đi đến nơi liền nói với Tôn giả Ananda:
- Này Ananda, hãy trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ. Này Ananda, Ta nay mệt mỏi, muốn nằm nghỉ.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn, trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ. Và Thế Tôn nằm xuống, về phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, hai chân để lên nhau (Kinh Đại bát Niết-bàn, số 16).
Kinh Trường A-hàm cũng ghi nhận tương tự như vậy: “Bấy giờ Phật vào thành Câu-thi, Ngài đến nơi sinh quán đời trước, giữa cây song thọ, thuộc bộ tộc Mạt-la, và bảo A-nan:
- Ông hãy sửa chỗ cho Ta nằm, giữa cây song thọ, đầu quay về hướng Bắc, mặt quay về hướng Tây.
Sau khi sửa soạn xong, Đức Thế Tôn nằm nghỉ, và tự lấy y Tăng-già-lê xếp thành bốn lớp đắp lên mình. Ngài nằm nghiêng về bên phải, như sư tử chúa, hai chân chồng lên nhau” (Kinh Du hành, số 2).
Kinh điển Đại thừa, thuộc hệ Phật giáo phát triển cũng ghi nhận Đức Phật nhập Niết-bàn nằm nghiêng bên phải: “Sau khi ba lần thuận nghịch nhập các thiền định cùng phổ cáo đại chúng, Đức Thế Tôn nằm nghiêng bên hữu (phải) trên giường thất bảo: Gối đầu phương Bắc, chân chỉ thẳng phương Nam, mặt hướng về phương Tây, lưng day qua phương Đông (Kinh Đại Bát Niết-bàn, phẩm 27).
Như vậy, nằm nghiêng bên phải là một trong những đặc điểm quan trọng của tướng Niết-bàn. Do đó, tạc tượng Phật Niết-bàn nằm nghiêng về bên trái, thiết nghĩ không phù hợp với “Niết-bàn tướng” mà kinh luận Phật giáo đã đặc tả.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN

Ý nghĩa của “niết bàn” theo quan điểm Phật giáo

Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ.

Ý nghĩa của “niết bàn” theo quan điểm Phật giáo
Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si.

Có không nhân quả luân hồi?

Anh bạn tôi hỏi có nhân quả luân hồi không? Tôi trả lời có. Anh ấy bảo tôi chứng minh. Dĩ nhiên tôi không thể chứng minh được nên đưa ra một thí dụ.

Có không nhân quả luân hồi?
Một buổi chiều, tôi ra bờ sông ngồi ngắm hoàng hôn. Bỗng một con chim hạc bay ngang tầm mắt tôi, thân nó in trên nền trời xanh, bóng nó in trong dòng nước biếc đẹp tuyệt vời.

Vong nhập có thật không?

Chính các chúng sanh trong loài ngạ quỷ có nhân duyên với một số người nên thường thân cận.

Vong nhập có thật không?
HỎI: Thần thức con người sau khi chết có sinh trưởng, phát triển và chết không? Tôi thấy có nhiều người hay kể chuyện các thai nhi chết rồi sau đó vong (thần thức) đi theo người nhà (dân gian gọi là vong dựa, vong nhập), chuyện ấy có đúng không? Tôi thường nghe pháp, thấy hiện có nhiều vị giảng là không ủng hộ quan điểm về chuyện vong dựa, vong nhập. Trong khi đó có những vị khác lại tin điều ấy, lấy chuyện vong nhập làm dẫn chứng trước đông đảo thính chúng. Sao có sự khác biệt này?

Tin mới