Phát triển khu kinh tế Vân Phong: Đặc biệt lưu ý sự cố thảm họa môi trường biển

Các đại biểu cho rằng, cần chính sách đặc thù cho Khu kinh tế Vân Phong phát triển và đặc biệt lưu ý bài học từ sự cố thảm họa môi trường biển.

Cần chính sách đặc thù cho khu kinh tế Vân Phong
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, chiều ngày 10/6, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, trong đó có khu kinh tế Vân Phong.
Phat trien khu kinh te Van Phong: Dac biet luu y su co tham hoa moi truong bien
 Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum). Ảnh: QH.
Phát biểu tại hội trường, Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho biết, trong các cơ chế, chính sách đặc thù mà dự thảo nghị quyết áp dụng cho Khánh Hòa có nhiều cơ chế, chính sách tương đồng đã được quy định áp dụng cho các tỉnh, thành phố trong nước như: Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, v.v.. bởi vậy, Quốc hội cũng cần xem xét áp dụng cho Khánh Hòa.
Còn 4 chính sách chưa có cơ chế tương đồng mà gắn với đặc thù riêng của Khánh Hòa, đó là cơ chế, chính sách thực hiện chuẩn bị thu hồi đất đai tại Khu vực kinh tế Vân Phong; cơ chế, chính sách tách dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; cơ chế, chính sách phát triển Khu kinh tế Vân Phong và cơ chế, chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thuộc phạm vi khu vực biển do tỉnh Khánh Hòa quản lý.
Đối với cơ chế, chính sách cho phát triển Khu kinh tế Vân Phong, Bộ Chính trị đã xác định trong Nghị quyết 09 là phát triển Khu kinh tế Vân Phong trở thành động lực phát triển của tỉnh và khu vực Nam Trung Bộ. Thực tiễn cho thấy, Khu kinh tế Vân Phong, trong đó có Bắc Vân Phong đã từng là khu vực dự kiến hình thành khu hành chính kinh tế đặc biệt.
“Khu kinh tế Vân Phong kể từ khi thành lập theo Quyết định 92/2006 của Thủ tướng Chính phủ đến nay chưa có các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển, trong khi đó Khu kinh tế Phú Quốc, Vân Đồn đều đã có cơ chế, chính sách đặc thù, bởi vậy cần có chính sách đặc thù cho Khu kinh tế Vân Phong phát triển”, đại biểu Tám cho hay.
Đại biểu Hà Quốc Trị (Khánh Hòa) cũng cho rằng, các chính sách phát triển Khu kinh tế Vân Phong sẽ tạo sức đột phá, thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào Khu kinh tế Vân Phong. Trong quá trình triển khai cần thực hiện đúng quy trình, thủ tục, đề cao trách nhiệm quản lý nhà nước tại địa phương và phù hợp với năng lực quản lý của địa phương, bảo đảm tính minh bạch.
Đặc biệt lưu ý sự cố thảm họa môi trường biển
Trong ý kiến về phát triển khu kinh tế Vân Phong, đại biểu Nguyễn Hải Anh (Đồng Tháp) lưu ý tới việc bảo vệ môi trường biển.
Đại biểu Hải Anh đề nghị rà soát kỹ hơn danh mục ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư trên quan điểm không đưa vào danh mục những ngành nghề có rủi ro, ảnh hưởng đến môi trường, nhất là môi trường biển và đại dương hoặc những ngành nghề có phát thải khí carbon ở mức cao.
Phat trien khu kinh te Van Phong: Dac biet luu y su co tham hoa moi truong bien-Hinh-2
Đại biểu Nguyễn Hải Anh (Đồng Tháp). Ảnh: QH.
Điều đó, vừa đảm bảo những định hướng xây dựng Khánh Hòa vừa thực hiện những cam kết của Chính phủ tại COP26 do những giá trị hết sức to lớn của biển và hệ sinh thái biển Khánh Hòa, nhất là vịnh Vân Phong đối với phát triển kinh tế và du lịch.
“Tôi đề nghị Khánh Hòa đặc biệt lưu ý những bài học kinh nghiệm về các sự cố thảm họa môi trường biển đã xảy ra ở một số địa phương khác để có biện pháp chỉ đạo quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ”, đại biểu Hải Anh nhấn mạnh.
Từ lưu ý đó, đại biểu Hải Anh đề nghị hết sức cân nhắc việc ủy quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Theo đại biểu, việc này vẫn nên thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) cũng cho rằng, việc phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái biển, đại biểu đề nghị cần có đánh giá kỹ lưỡng về tác động tới môi trường khi nuôi trồng thủy sản ven biển; đề nghị Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa cần quy định cụ thể hơn, yêu cầu khắt khe hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Phat trien khu kinh te Van Phong: Dac biet luu y su co tham hoa moi truong bien-Hinh-3
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: QH. 

Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa nhằm cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị; phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Khánh Hòa tạo điều kiện động lực để Khánh Hòa phát triển bứt phá trong thời gian tới; khai thác phát huy hết tiềm năng, lợi thế để phát huy thế mạnh của mình trở thành cực tăng trưởng của Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cũng là đảm bảo mục tiêu phấn đấu để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng tiếp thu ý kiến đại biểu cần có cam kết về bảo vệ môi trường đối với nhà đầu tư chiến lược để bổ sung dự thảo Nghị quyết.

Lộ diện đường vành đai 4 nối Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh

Tổ công tác đường vành đai 4 đã họp phiên thứ nhất. Đây là dự án lớn chạy qua 3 địa phận Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Sáng nay (10/2), Tổ công tác triển khai thực hiện Dự án xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất nhằm phân công nhiệm vụ cho các thành viên Tổ công tác cũng như quyết nghị một số vấn đề liên quan đến đề xuất đầu tư của dự án.
Lo dien duong vanh dai 4 noi Ha Noi, Hung Yen va Bac Ninh
 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì phiên họp.
Dự án vành đai 4 có tổng chiều dài dự kiến 111,2 km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 94.127 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn của nhà đầu tư và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn 2021-2028.

Đường Vành đai 4: Phương án nào kết nối với sân bay thứ 2 của Hà Nội

Dự án đường Vành đai 4 đang gấp rút được triển khai. Đây sẽ là Dự án trọng điểm của Thủ đô kết nối giao thông với nhiều Tỉnh, Thành.

Đường Vành đai 4 có chiều dài 112,8 km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 94.127 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát Khu kinh tế Vân Phong

Sáng 12/3/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đi khảo sát Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa).

Thu tuong Pham Minh Chinh khao sat Khu kinh te Van Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát vịnh Vân Phong. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Tin mới