Tiến sĩ Devin Sok, chuyên gia nghiên cứu về HIV ở Mỹ, nảy sinh ý tưởng rằng một phương pháp phát hiện các loại kháng thể khác nhau đối với HIV có thể được sử dụng để kết hợp tạo ra thuốc giải độc nọc rắn. Tất nhiên, vẫn cần phải lấy kháng thể người từ các tế bào máu thu thập từ những người sống sót sau khi bị rắn cắn và cũng không thể bỏ qua kháng thể của các loài động vật lớn như lạc đà, bò, ngựa đã được tiêm một liều nọc độc.
Theo thống kê hiện nay, nọc độc của rắn giết chết 138.000 người mỗi năm và gây thương tật vĩnh viễn 400.000 người khác - (Ảnh: Alamy Stock Photo). |
Các nhà khoa học khẳng định mục đích là tạo ra thế hệ thuốc trị liệu rắn cắn thế hệ tiếp theo được thiết kế để nhận biết, liên kết và vô hiệu hóa tất cả các chất độc của các loài rắn châu Phi và Ấn Độ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Harrison ở Liverpool, lưu ý việc tạo ra một loại thuốc giải độc thành công sẽ cần khoảng 4 năm thử nghiệm tiền lâm sàng và ít nhất là 3 năm nữa để sản xuất và thử nghiệm lâm sàng, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, nhóm khoa học quốc tế tin rằng kiến thức kết hợp của họ có thể thay đổi hoàn toàn cách thức xử lý rắn cắn trên toàn cầu.