Phát xít Nhật dùng 9.000 quả bom khinh khí cầu oanh tạc nước Mỹ

Chở theo chất cháy và những khối thuốc nổ lớn, hàng trăm quả khinh khí cầu đã vượt Thái Bình Dương, phát nổ ở nhiều mục tiêu trên lục địa nước Mỹ.

Ngày 5/5/1945, một ngày xuân ấm áp, và cuộc Thế chiến 2 diễn ra ở một nơi nào đó rất xa cô bé 13 tuổi người Mỹ Annie Fagen khi cô chuẩn bị đi dã ngoại cùng bạn bè trong khu rừng Oregon.

Phat xit Nhat dung 9.000 qua bom khinh khi cau oanh tac nuoc My

Trên đường đi, Annie dừng lại ở thị trấn nhỏ Klamath Falls vì mẹ cô muốn mua một chiếc kính mới. Hai mẹ con cô không ngờ rằng quyết định này đã cứu mạng họ. Một lúc sau, họ nghe tin có một vụ nổ lớn ở trong rừng, và đoàn dã ngoại 6 người của cô, gồm 5 trẻ em và một phụ nữ mang thai, đã chết trong một vụ nổ, theo Guardian.

Nhiều năm sau đó, họ mới biết được rằng thủ phạm giết chết 6 người hôm đó là một thiết bị nổ do phát xít Nhật chế tạo, được chở bằng khinh khí cầu bay hơn 8.000 km xuyên Thái Bình Dương, đáp xuống núi Gearheart, và nằm im ở đó cho đến khi các nạn nhân vô tình kích nổ chúng.

Đây chỉ là một trong số hàng trăm khinh khí cầu chở chất nổ như vậy bay xuyên đại đương và rơi xuống nhiều địa điểm dọc bờ biển phía tây nước Mỹ, từ bang Alaska đến vùng biên giới giáp Mexico, hay vào sâu trong nội địa như bang Texas, Wyoming và Michigan. Chúng mang theo các thiết bị dễ cháy và thuốc nổ có sức công phá lớn nhằm gây ra các vụ cháy rừng và gieo mầm hoảng loạn trong lòng nước Mỹ.

"Các khinh khí cầu này là hệ thống phóng vũ khí liên lục địa đầu tiên", Robert Mikesh, sử gia không quân Mỹ, cho biết.

Nhà chức trách Mỹ ra lệnh cho báo chí không đưa tin về những vụ nổ để ngăn không cho người Nhật biết rằng các vũ khí thử nghiệm của họ trên thực tế đã bay đến được nước Mỹ và gieo rắc nỗi kinh hoàng. Chiến dịch khinh khí cầu cách đây hơn 70 năm của Nhật vì thế không được thông tin rộng rãi, và ngày nay gần như bị lãng quên.

Chiến dịch này được phát xít Nhật lên kế hoạch từ năm 1944, nhằm lợi dụng những dòng khí di chuyển sang phía đông ở độ cao hơn 9 km để trả đũa các vụ không kích của Mỹ.

Phat xit Nhat dung 9.000 qua bom khinh khi cau oanh tac nuoc My-Hinh-2

Nhật Bản có rất ít lựa chọn để tấn công vào đất liền của nước Mỹ, bởi họ đã mất nhiều tàu sân bay trong các cuộc hải chiến với quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Năm 1942, tàu ngầm của nước này đã âm thầm tiến sát bờ biển nước Mỹ và oanh tạc các mục tiêu ở bang Oregon và California nhưng không gây ra thiệt hại đáng kể, và đến năm 1944, các cuộc tấn công kiểu này không còn khả thi.

Vì thế, Phòng nghiên cứu Kỹ thuật Quân đội Số 9 của phát xít Nhật đã tạo ra các khinh khí cầu dùng khí hydro có tên là Fu-Go, nghĩa là vũ khí mượn sức gió, để tấn công trả đũa nước Mỹ. Nhờ sử dụng các bao cát để giữ thăng bằng và một đồng hồ kiểm soát độ cao với những quả bom có được treo vòng quanh, chúng mất 30-60 giờ để bay tới bờ biển nước Mỹ.

"Những khinh khí cầu được thiết kế rất khéo léo, giúp chúng bay cao vào ban ngày và hạ thấp vào ban đêm nhờ một đồng hồ đo khí áp giúp kiểm soát trần bay", Dave Tewksbury, một thành viên khoa địa chất Đại học Hamilton, New York, người từng sử dụng phần mềm bản đồ để theo dõi những khinh khí cầu này trong một dự án của Hội địa chất Mỹ năm 2008 nói. "Cơ chế hoạt động của chúng là một chu kỳ lên xuống liên tục gắn liền với thời điểm ngày và đêm trong hành trình xuyên Thái Bình Dương".

Hồ sơ lưu trữ của Nhật Bản cho thấy có khoảng 9000 khinh khí cầu được thả đi, trong đó vài trăm chiếc được cho là đã đến Mỹ. Rất may đa phần những khối thuốc nổ trên khinh khí cầu này chỉ gây ra thiệt hại nhỏ, một phần do khí hậu mùa đông ẩm ướt đã dập tắt các ngọn lửa.

Tháng 3/1945, một khinh khí cầu loại này đã làm hỏng đường dây điện dẫn đến Hanford, Washington, một cơ sở hạt nhân khi đó đang sản xuất plutonium cho quả bom nguyên tử phá hủy thành phố Nagasaki sau này. Công việc bị gián đoạn trong một thời gian ngắn.

Phat xit Nhat dung 9.000 qua bom khinh khi cau oanh tac nuoc My-Hinh-3

Tuy nhiên, sự bưng bít của truyền thông Mỹ khi đó đã khiến người Nhật không hề hay biết hiệu quả của những nỗ lực trả đũa bằng khinh khí cầu này. Có vẻ như quân đội Nhật đã thất vọng với kết quả của chiến dịch và từ bỏ hoạt động này vài tháng trước khi đầu hàng quân Đồng minh vào tháng 9/1945.

Ngày nay, bảo tàng hạt Klamath và một bảo tàng khinh khí cầu ở Albuquerque vẫn trưng bày những quả bom khinh khí cầu chưa phát nổ của Nhật Bản, nhưng không nhiều người biết về chúng. "Đó là một trong những bí mật lớn nhất của chiến tranh", Marilee Mason, người phụ trách bảo tàng Albuquerque, cho hay.

Tướng ngoại quốc duy nhất chỉ huy cả Nhật hoàng, khiến nước Nhật nể phục hậu Thế chiến II

Nhân vật nhận được nhiều tình cảm của người dân Nhật Bản và điều khiển được cả Nhật hoàng lại là một người Mỹ, tướng Douglas MacArthur.

Theo Britainica, từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Đồng minh và người có toàn quyền quyết định là Tư lệnh Tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP), tướng Douglas MacArthur.

Bất ngờ về các phi công “cảm tử” của Đức Quốc xã đối đầu Hồng quân

Giống phát xít Nhật ở Thái Bình Dương, quân phát xít Đức ở châu Âu cũng tổ chức đơn vị phi công "cảm tử" của riêng mình với hy vọng lật ngược tình thế...

Nhiều người trong chúng ta đã nghe tới các phi công Thần Phong (Kamikaze) của Nhật Bản, những chiến binh sẵn sàng áp dụng chiến thuật cảm tử - đâm thẳng máy bay của mình vào tàu chiến Mỹ. Ít người biết rằng phi công Nhật Bản trong Thế chiến 2 không phải là nhóm phi công duy nhất thực hiện đòn tấn công tự sát kiểu vậy. Đệ tam Đế chế (tức chế độ Đức Quốc xã) cũng xây dựng một đơn vị tương tự nhằm tấn công quân Liên Xô.
Bat ngo ve cac phi cong “cam tu” cua Duc Quoc xa doi dau Hong quan

Bom bay Fiziler Fi 103R. Ảnh: Public Domain. 

Phi đoàn Leonidas

Một phi công xin tham gia đội 5 của phi đoàn oanh tạc cơ 200 của không quân Đức tuyên bố: “Tôi tình nguyện tham gia đơn vị cảm tử này với tư cách phi công phụ trách bom dẫn đường”.

Nhiệm vụ của các phi công này là chặn đứng đà tiến của quân Đồng Minh dù phải hy sinh tính mạng của mình.

Trong toàn bộ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, có hơn 70 tình nguyện viên Đức đăng ký tham gia nhóm cảm tử này.

Ngạc nhiên thay, ý tưởng tạo ra một đơn vị phi công cảm tử đến với người Đức trước cả người Nhật. Hồi tháng 2/1944, ý tưởng này được nêu ra bởi trùm biệt kích Otto Skorzeny và sĩ quan không quân Đức Heio Herrmann và được trùm SS Heinrich Himmler cùng nữ phi công bay thử nghiệm Hanna Reitsch ủng hộ. Chính Hanna đã thuyết phục trùm phát xít Hitler ra lệnh bắt đầu dự án Selbstopfer (có nghĩa là “tự hy sinh”).

Một cách chính thức, đơn vị này được gọi là “Phi đoàn Leonidas” nhằm tôn vinh vua Sparta, mà theo truyền thuyết đã cùng với 6.000 binh lính Hy Lạp chiến đấu rồi ngã xuống anh dũng trong trận chiến Thermopylae trước quân đội Ba Tư đông tới 200.000 người vào năm 480 trước Công nguyên. Phát xít Đức kỳ vọng một tinh thần hy sinh quả cảm như vậy từ phi công Đức.

Tìm kiếm loại máy bay nguy hiểm nhất

Bước đầu tiên là quyết định sử dụng máy bay nào để phá hủy thiết bị và cơ sở hạ tầng đối phương. Nữ phi công Đức Hannah Reitsch nhất định đòi chuyển các chiến đấu cơ Messerschmitt Me-328 đang thử nghiệm thành máy bay cảm tử nhưng các máy bay này đã không thể hiện tốt trong các cuộc thử nghiệm.

Ý tưởng sử dụng Fiziler Fi 103R Reichenberg - một loại bom bay có người điều khiển, cũng thất bại. Vì bom bay này có đặc tính bay kém, khó điều khiển, thường xuyên nghiêng sang một bên.

Không phải ai trong Không quân phát xít Đức cũng nhiệt tình với ý tưởng của Hannah Reitsch về “tự hy sinh” kiểu này. Werner Baumbach, tư lệnh phi đoàn oanh tạc cơ 200, trong đó có đơn vị Leonidas, phản đối việc lãng phí máy bay và sinh mạng.

Baumbach ủng hộ phương án gắn một máy bay ném bom không người lái vào dưới một máy bay tiêm kích loại nhẹ có người lái, khi đến gần mục tiêu, phi công sẽ tách oanh tạc cơ Mistel cho nó rơi lên quân đối phương còn máy bay tiêm kích sẽ bay trở về căn cứ.

Nhưng Mistel di chuyển chậm nên dễ dàng làm mồi cho tiêm kích Đồng minh và chỉ được sử dụng ở mức độ hạn chế trên cả mặt trận phía Đông và phía Tây. Mistel cũng không được sử dụng rộng rãi trong đơn vị Leonidas.

Thực chiến

Do không quân Đức không đạt được nhất trí về vũ khí hiệu quả nhất nên đơn vị Leonidas không trở thành một lực lượng chiến đấu đáng sợ.

Các phi công của đơn vị này bắt đầu các phi vụ cảm tử vào giai đoạn cuối của cuộc chiến khi Hồng quân tiến gần đến Berlin.

Các phi vụ này sử dụng hết các máy bay còn trong tay Không quân Đức, chủ yếu tiêm kích Messerschmitt Bf-109 và Focke-Wulf Fw-190, chất đầy thuốc nổ với lượng nhiên liệu chỉ còn một nửa (đủ cho chuyến bay một chiều).

Mục tiêu của các phi công “Thần Phong” Đức là các cây cầu bắc qua sông Oder do quân đội Liên Xô xây dựng. Theo tuyên truyền của Đức, 35 phi công cảm tử đã cố gắng phá hủy 17 cây cầu trong các đợt tấn công như vậy. Trên thực tế, chỉ có cây cầu đường sắt ở thị trấn Kostrzyn của Ba Lan là bị phá hủy.

Phi đoàn Leonidas không có khả năng tạo ra mối đe dọa lớn cho đối phương ngoài việc gây ra một chút băn khoăn cho các cuộc tấn công của Liên Xô. Vào ngày 21/4/1945, khi các đơn vị Xô viết tới thị trấn Jüterbog nơi đặt căn cứ của đơn vị nói trên, tất các phi vụ đã bị ngừng lại, nhân viên cũng đã được sơ tán và đơn vị cảm tử này chấm dứt tồn tại.

Tin mới