Phát xít Nhật từng oanh tạc Mỹ bằng 9.000 khí cầu mang thuốc nổ

Phát xít Nhật từng có một cuộc tấn công kỳ lạ chưa từng thấy: Dùng 9.000 kinh khí cầu mang theo chất cháy và những khối thuốc nổ lớn tấn công lãnh thổ Mỹ từ khoảng cách hơn 8.000 km.

Ngày 5/5/1945 là một ngày xuân ấm áp và Thế chiến 2 diễn ra ở một nơi nào đó rất xa. Cô bé 13 tuổi người Mỹ, Annie Fagen đi dã ngoại cùng bạn bè trong khu rừng Oregon. Trong khi các bạn đã có mặt tại khu rừng thì Annie đến trễ vì mẹ cô muốn mua một chiếc kính mới ở thị trấn Klamath Falls.

Annie không bao giờ có thể gặp lại các bạn được nữa.

Phat xit Nhat tung oanh tac My bang 9.000 khi cau mang thuoc no

Một quả bom khí cầu của Nhật bị quân đội Mỹ thu giữ.

Bí mật 70 năm sau mới tiết lộ

Gia đình Annie nhận được tin có một vụ nổ lớn trong rừng và toàn bộ đoàn dã ngoại 6 người đã thiệt mạng. Ở thời điểm đó, đây được coi là bí mật quân sự.

70 năm sau, Annie khi đó đã 83 tuổi mới biết được thông tin chấn động. "Chúng tôi không biết gì về khinh khí cầu. Không ai nhắc đến điều đó cả". Đoàn dã ngoại 6 người bao gồm 5 trẻ em và một phụ nữ mang thai cũng là nhóm nạn nhân duy nhất bị đối phương giết hại ngay trên lãnh thổ Mỹ, trong Thế Chiến 2.

Thủ phạm giết chết 6 người hôm đó là thiết bị nổ do phát xít Nhật chế tạo, chở bằng khinh khí cầu bay hơn 8.000 km xuyên Thái Bình Dương, đáp xuống núi Gearheart. Những quả mìn nằm im ở đó cho đến khi các nạn nhân vô tình kích nổ.

Đó chỉ là một trong số hàng trăm khinh khí cầu chở chất nổ bay qua đại dương, rơi xuống nhiều địa điểm dọc vùng bờ tây nước Mỹ, từ bang Alaska đến vùng biên giới giáp Mexico, hay thậm chí là vào sâu trong nội địa như bang Texas, Wyoming và Michigan.

Vũ khí liên lục địa đầu tiên

Phat xit Nhat tung oanh tac My bang 9.000 khi cau mang thuoc no-Hinh-2

9.000 khí cầu cần khoảng 30-60 giờ để đến được lục địa Mỹ. Đồ họa: Guardian.

"Các khinh khí cầu này là hệ thống vũ khí liên lục địa đầu tiên", Robert Mikesh, sử gia không quân Mỹ nhận định. Chính quyền Mỹ khi đó đã chặn mọi thông tin về khinh khí cầu, để ngăn không cho người Nhật biết loại vũ khí táo bạo này thực tế đã đến được lục địa Mỹ và ít nhiều gieo rắc nỗi kinh hoàng.

Chiến dịch tấn công nước Mỹ bằng khinh khí cầu, cách đây hơn 70 năm của phát xít Nhật vì thế không được thông tin rộng rãi và gần như bị lãng quên.

Sau sự kiện khủng bố 11/9, Tổng thống Mỹ George W. Bush tránh nhắc đến vụ tấn công bằng khinh khí cầu Nhật Bản, khi nói với Quốc hội rằng, trận Trân Châu Cảng là lần đầu người Mỹ chỉ biết đến chiến tranh trên lãnh thổ trong suốt 136 năm.

Vụ 6 thành viên trong đoàn dã ngoại thiệt mạng khởi nguồn từ những năm 1920, các nhà khí tượng học Nhật Bản phát hiện ra dòng khí di chuyển sang phía đông ở độ cao hơn 9.000 mét. Năm 1944, phát xít Nhật muốn lợi dụng luồng gió này để trả đũa các đợt không kích của Mỹ và đồng minh.

Trong giai đoạn cuối Thế chiến 2, Nhật Bản có rất ít lựa chọn để tấn công vào lục địa Mỹ, quân Nhật đã mất nhiều tàu sân bay trong các cuộc hải chiến với quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Năm 1942, tàu ngầm của Nhật âm thầm tiến sát bờ biển nước Mỹ và oanh tạc các mục tiêu ở bang Oregon và California nhưng không gây thiệt hại đáng kể. Đến năm 1944, các cuộc tấn công kiểu này không còn khả thi.

Do đó, phòng nghiên cứu Kỹ thuật Quân đội Số 9 của phát xít Nhật đã tạo ra các khinh khí cầu dùng khí hydro, được biết đến với tên gọi Fu-Go. Cụm từ này nghĩa là vũ khí mượn sức gió, để tấn công trả đũa Mỹ. Các khinh khí cầu mất 30-60 giờ bay đến bờ biển nước Mỹ bằng cách sử dụng các bao cát để giữ thăng bằng và một đồng hồ kiểm soát độ cao với những quả bom treo vòng quanh.

Phat xit Nhat tung oanh tac My bang 9.000 khi cau mang thuoc no-Hinh-3

Những quả bom được treo xung quanh thân khí cầu, với bao cát giữ thăng bằng bên dưới.

Phát xít Nhật đã thành lập 3 tiểu đoàn với nhiệm vụ tấn công bằng khinh khí cầu. Tiểu đoàn đầu tiên có tổng số 1.500 người với 9 khu vực phóng khí cầu. Tiểu toàn thứ hai gầm 700 người và tiểu đoàn thứ ba có 600 người. Ba tiểu đoàn có khả năng phóng 200 khí cầu mang theo 15 kg bom, 12 kg bom cháy và 5 kg mìn.

"Đây là các thiết kế khá thông minh. Khí cầu có thể bay cao vào ban ngày và hạ thấp vào ban đêm nhờ đồng hồ đo khí áp", Dave Tewksbury, một thành viên khoa địa chất Đại học Hamilton, New York chia sẻ. "Cơ chế hoạt động của khí cầu trở thành một chu kỳ lên xuống liên tục gắn liền với thời điểm ngày và đêm trong hành trình xuyên Thái Bình Dương".

Phía Nhật Bản ước tính có 9.000 khinh khí cầu như vậy cất cánh. Hàng trăm chiếc được cho là đến được lục địa Mỹ. Đa số các khí cầu này không gây ra được thiệt hại lớn, một phần do khí hậu mùa đông ẩm ướt đã dập tắt các ngọn lửa. "Vũ khí xuyên lục địa này không thành công nhưng chúng rõ ràng là nguy hiểm, thể hiện ý đồ táo bạo của phát xít Nhật", sử gia Mikesh nói.

Tháng 3/1945, một khinh khí cầu đã làm hỏng đường dây điện dẫn đến Hanford, Washington. Đây là cơ sở hạt nhân khi đó đang sản xuất plutonium cho quả bom nguyên tử, phá hủy thành phố Nagasaki. Công việc bị gián đoạn trong một thời gian ngắn.

Bí mật lãng quên

Phat xit Nhat tung oanh tac My bang 9.000 khi cau mang thuoc no-Hinh-4

Bảo tàng khinh khí cầu ở Albuquerque ngày nay vẫn trưng bày những quả bom chưa phát nổ của các khí cầu Nhật Bản.

Nhờ sự bưng bít của truyền thông Mỹ mà người Nhật không hề hay biết về hiệu quả của chiến dịch tấn công bằng khinh khí cầu này.

Cora Conner là một trong những nhân chứng tình cờ nghe được câu chuyện của các sỹ quan cảnh sát về vụ nổ bom ở khu rừng Oregon kể lại: "Cảnh sát nói đó là một quả bom. Họ đã sử dụng đường dây điện thoại ở nhà tôi để liên lạc".

Quân đội chặn mọi thông tin và cảnh báo người dân liên quan không được kể câu chuyện này với bất kỳ ai. "Phải mất 40 năm để tôi có thể lần đầu tiên nói lên sự thật", Conner nhớ lại.

Có vẻ như quân đội Nhật thất vọng với kết quả của chiến dịch và từ bỏ hoạt động tiếp theo vài tháng trước khi đầu hàng quân Đồng minh vào tháng 9/1945.

Bảo tàng hạt Klamath và bảo tàng khinh khí cầu ở Albuquerque ngày nay vẫn trưng bày những quả bom chưa phát nổ mà các khí cầu Nhật Bản mang theo. Nhưng đa số người dân Mỹ không biết đến chúng. "Đó từng là một trong những bí mật lớn nhất của chiến tranh", Marilee Mason, người phụ trách bảo tàng Albuquerque chia sẻ.

Tàu sân bay “đoản mệnh” nhất trong Thế chiến 2

Giai đoạn cuối Thế chiến 2, Nhật Bản rơi vào tình thế khó khăn vì vậy họ đã phải vội vàng sửa chữa những chiếc tàu dân sự hay tàu chiến làm tàu sân bay tạm thời.

Tau san bay “doan menh” nhat trong The chien 2
 Năm 1944 có thể nói là một năm khủng hoảng trầm trọng cho Hải quân Đế quốc Nhật (IJN) khi họ liên tiếp bị Hải quân Mỹ (USN) tấn công và gây thiệt hại nặng nề. Chuỗi thất bại kéo dài khiến cho các cấp chỉ huy IJN vô cùng bế tắc. Để cứu vãn cái tình thế lúc bây giờ, các chỉ huy IJN quyết định đóng thêm tàu mới.

Súng máy Lewis, “nhân chứng” trong hai cuộc đại chiến thế giới

Ra đời từ những năm đầu thế kỉ 20, nhưng súng máy Lewis đã có mặt trên khắp các chiến trường trên thế giới và tham gia vào nhiều cuộc xung đột.

(17) Sung may Lewis, “nhan chung” trong hai cuoc dai chien the gioi
 Lewis là một loại súng máy hạng nhẹ làm mát bằng không khí do Anh/Mỹ sản xuất từ đầu thế kỷ 20. Súng máy Lewis sử dụng hộp tiếp đạn dạng đĩa đặt phía trên thân súng.

Tin mới