Phiên bản nhái tên lửa S-300, Trung Quốc cố bán nhưng không ai mua
Theo tờ Defense Express, buổi giới thiệu đầu tiên về hệ thống tên lửa phòng không WS-600L của Trung Quốc đã diễn ra cách đây 3 năm, nhưng đến nay, loại vũ khí này đến nay vẫn chưa tìm được khách hàng.
Tiến Minh
Xem toàn bộ ảnh
Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Chu Hải (Airshow China 2021), được tổ chức từ này 28/9 đến ngày 3/10/2021. Một trong những vũ khí trưng bày quan trọng tại triển lãm Airshow China 2021, là hệ thống tên lửa chiến thuật WS-600L do Trung Quốc phát triển.
Cần lưu ý rằng một hệ thống tên lửa như vậy có tầm bắn lên tới 290 km và có thể tiêu diệt cả mục tiêu trên không và trên mặt đất. Được biết, theo yêu cầu của khách hàng, tên lửa phòng không WS-600L có thể chế tạo ngụy trang giống phiên bản “container”.
Thoạt nhìn, có vẻ như một hệ thống tên lửa chiến thuật đa năng, có tầm bắn lên tới 290 km, có thể tấn công cả mục tiêu trên không và mặt đất và có cả phiên bản “container”; sẽ có một thị trường “đầy hứa hẹn”, khi có nhiều khách mua.
Tuy nhiên, điều nghịch lý là Trung Quốc vẫn chưa tìm được khách hàng cho hệ thống tên lửa WS-600L của mình. Hơn nữa, một loại vũ khí ‘hiện đại” như vậy, nhưng vẫn chưa được quân đội Trung Quốc quan tâm?.
Với một vũ khí “đa năng” như vậy, sẽ trở thành một “vũ khí lý tưởng”, để tạo ra một “khu vực tiếp cận khép kín” trên biển và là loại vũ khí rất phù hợp với chiến lược chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực (A2/AD) mà Trung Quốc đang triển khai.
Tờ Defense Express cho biết, buổi giới thiệu đầu tiên của hệ thống tên lửa WS-600L diễn ra vào tháng 11/2018 trong khuôn khổ China Airshow 2018. Nhưng ngay từ lần đầu xuất hiện, WS-600L đã không thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Các tác giả của cổng thông tin Defense Express cho rằng, về hình dáng của WS-600L rất giống với biến thể tên lửa phòng không HQ-9 được Trung Quốc sao chép từ hệ thống phòng không S-300 nổi tiếng của Nga.
Hệ thống WS-600L do Học viện Công nghệ Hàng không Tứ Xuyên (SCAAT) một bộ phận của Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) tự phát triển, chứ không phải theo đơn đặt hàng từ Quân đội Trung Quốc.
Theo các nhà phân tích quân sự, WS-600L có thể đảm nhiệm tiêu diệt các mục tiêu trên không (SAM) với tầm bắn 200 km; nhưng có lẽ tính năng phòng không mới đang trong quá trình phát triển.
Trong Airshow China 2021, hệ thống WS-600L được đặt cạnh một radar phòng không mảng pha mới và nó dường như sử dụng các ống tên lửa kiểu “phóng lạnh”, tương tự như các ống phóng tên lửa SAM tiên tiến.
Với tên lửa tiến công mặt đất (SSM) của WS-600L, tên lửa có khả năng bắn xa hơn, loại tên lửa đang được giới thiệu có tầm bắn trên 300 km; có lẽ đây là phiên bản phát triển từ đạn pháo phản lực bắn loạt có điều khiển Wei Shi (WS) của Trung Quốc, cũng do CASC phát triển.
Mặc dù WS-600L vẫn chưa được đưa vào biên chế PLA, nhưng kích thước của nó có thể cho thấy, nó có thể được phát triển thành tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM), với các đầu đạn khác nhau để tấn công mặt đất chính xác hoặc chống hạm trong phiên bản của hải quân.
Thực chất, bên trong các ống phóng của WS-600L không phải là các tên lửa phòng không mà là loại tên lửa chiến dịch - chiến thuật trang bị đầu tự dẫn radar, để tấn công các mục tiêu trên biển và trên đất liền.
Trên thế giới hiện nay, chỉ có Mỹ phát triển thành công tên lửa đa năng SM-6. Lúc đầu, SM-6 là tên lửa phòng không tầm xa, hiện nay Hải quân Mỹ đang đầu tư để tích hợp khả năng chống hạm; nhưng quá trình này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Nếu đúng như quảng cáo, WS-600L là loại thứ hai trên thế giới, vừa có khả năng phòng không, vừa có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất. Nhưng trái ngược với các tính năng đặc biệt của nó, WS-600L hiện chỉ có một ứng dụng để “triển lãm”.
Từ hệ thống vũ khí WS-600L cho thấy, một số nhà sản xuất nếu thực hiện việc điều chỉnh tính năng của các hệ thống vũ khí theo hướng đa năng, chỉ khi có đơn đặt hàng phù hợp từ các lực lượng vũ trang của nước sản xuất hoặc khách hàng xuất khẩu; nếu không sẽ rơi vào cảnh ế ẩm, bán không ai mua. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh khả năng của hệ thống tên lửa S-300 được Nga thử nghiệm trong diễn tập bắn đạn thật. Nguồn: RT.