Phiến quân Turkmen: Trọng tâm đụng độ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Phiến quân Turkmen đã trở thành trọng tâm đụng độ Moscow-Ankara, sau họ khi hành quyết phi công Nga đang nhảy dù khỏi máy bay Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.

Phiến quân Turkmen: Trọng tâm đụng độ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ
Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay chiến đấu phản Su-24 lực của Nga trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ khiến thế giới chú ý đến nhóm phiến quân Turkmen ở Syria.
Phien quan Turkmen: Trong tam dung do Nga-Tho Nhi Ky

Alpaslan Celik (giữa), chỉ huy  phó một  lữ đoàn Turkmen ở Syria, đang cầm trên tay một  bộ phận của chiếc dù mà  phi công Nga bị sát hại đã sử dụng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga  hoàn toàn phù hợp với “các quy định can dự” của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan cũng nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện quyền để bảo vệ người Turkmen, "anh chị em của chúng tôi”.  Nhóm thiểu số người  Turkmen ở Syria  là một cộng đồng Hồi giáo Sunni có dân số khoảng 200.000 người, chiếm khoảng 1%  dân số Syria.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về số phận của người Turkmen “anh em” ở Syria.
Người Turkmen đến từ Trung Á và từng tham gia các cuộc xâm lăng bắt đầu từ  thế kỷ thứ 10. Đế chế Ottoman đã thành lập nhiều ngôi làng của người Turmen ở Syria để chống lại ảnh hưởng của các bộ lạc Ả-rập. Người Turkmen là một trong các dân tộc Turk (Thổ), sinh sống chủ yếu ở các nước Trung Á như Turkmenistan, Afghanistan, Bắc Iran, Syria, Iraq và Caucasus. Họ nói tiếng Turkmen, một nhánh của nhóm ngôn ngữ Oghuz phía Tây nghĩa là cùng nhóm với các tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Azerbaijan, tiếng Qashqai, tiếng Gagauz và tiếng Salar.
Thổ Nhĩ Kỳ từng than phiền rằng nhóm nổi dậy người Turkmen  đã bị chiến đấu cơ Nga không kích  một cách bất công ở Syria,  với cái cớ bề ngoài là để chống lại Nhà nước Hồi giáo nhưng thực sự lại nhằm cũng cố chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Hôm 24/11, các phiến quân Turkmen đặt mình vào trung tâm của cuộc xung đột, khi tuyên bố bắn chết phi công Nga nhảy dù khỏi chiếc chiến đấu cơ Su-24 bị bắn hạ.
Các quan chức Nga sau đó xác nhận rằng một trong hai phi công của chiếc Su-24 đã bị giết chết bởi hỏa lực mặt đất trong khi nhảy dù và viên phi công khác đã được quân đội Syria cứu sống.
Phiến quân Turkmen ở  Syria, có sự ủng hộ của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, là một trong số các phe phái đầu tiên phải cầm súng chống chế độ Assad.
Trong nhiều thập kỷ, chính phủ ở  Damascus “đã đàn áp người Turkmen” do họ cố duy trì bản sắc dân tộc. Người Turmen đã nhanh chóng tham gia phe đối lập Syria.
Hồi tháng 5/2013, Mahmoud Suleiman - chỉ huy một đơn vị Turkmen - cho biết: "Chúng tôi muốn lật đổ chế độ Assad và thiết lập một nền dân chủ ở Syria, nơi mà tất cả các dân tộc và tôn giáo có thể sống với nhau trong hòa bình".
Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ xem các lữ đoàn Turkmen không chỉ là lực lượng chiến lược trong cuộc chiến chống  Assad, mà còn là một bức tường thành của Ankara  chống lại các nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo cũng như người Kurd ở Syria Kurd, mà lực lượng dân quân người Kurd bị Thổ Nhĩ Kỳ gọi là tổ chức khủng bố.

Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe nào trong cuộc chiến chống IS?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Pháp,  việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga cho thấy Ankara đứng về phe nào trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe nào trong cuộc chiến chống IS?
Chuyên gia quan hệ quốc tế Jean-Vincent Brisset nghị sĩ  Pháp Gilbert Collard nói với đài Sputnik rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga  là một chỉ báo cho thấy những ưu tiên của Ankara,  vốn không mấy mặn mà với cuộc chiến chống khủng bố ở nước láng giềng Syria.
Tho Nhi Ky dung ve phe nao trong cuoc chien chong IS?
Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe nào trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo?
Nghị sĩ Gilbert Collard, đại diện cho Mặt trận Quốc gia Pháp, nói rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga ở Syria bị coi  là  hành động hỗ trợ cho các phần tử khủng bố Nhà nước Hồi giáo.  

Bắn hạ Su-24, “vùng cấm bay” ở Syria trở thành ảo tưởng

(Kiến Thức) - Việc bắn hạ Su-24 của Nga có khả năng chấm dứt mọi ảo tưởng về việc thiết lập "vùng cấm bay" dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.

Bắn hạ Su-24, “vùng cấm bay” ở Syria trở thành ảo tưởng
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga đã khiến cho điện Kremlin phẫn nộ.  Trong một cuộc phỏng vấn với  Sputnik News, Daniel McAdams, giám đốc điều hành của “Viện Paul Ron vì Hòa bình và Thịnh vượng”, nói về những hậu quả có thể đối với thế giới.
Ban ha Su-24, “vung cam bay” o Syria tro thanh ao tuong
Nhà phân tích Daniel McAdams: Bắn hạ Su-24, “vùng cấm bay” ở Syria trở thành ảo tưởng.
Ông  McAdams nói rằng vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga ở Syria là “rất nghiêm trọng".  Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga khi nó đang tấn công nhóm khủng bố  Nhà nước Hồi giáo đã bộc lộ vai trò  đỡ đầu các  nhóm cực đoan của Ankara. Ông nói tiếp: "... Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một mảnh đất siêu màu mỡ cho ISIS và đám chiến binh thánh chiến khác qua lại trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.  Chúng tôi có bằng chứng đầy đủ về việc  ISIS và cực đoan khác được tiếp tế có thể với vũ khí từ Libya...và dùng số vũ khí này tiến hành các cuộc tấn công ở Syria”. Ông Daniel McAdams cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã “ đồng lõa với tội phạm”.

Ông Lavrov: Vụ bắn rơi Su-24 được lên kế hoạch từ trước?

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói  rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 Nga ở Syria dường như là một vụ khiêu khích được lên kế hoạch từ trước.

Ông Lavrov: Vụ bắn rơi Su-24 được lên kế hoạch từ trước?
Ong Lavrov: Vu khieu khich duoc len ke hoach tu truoc?
Ngoại trưởng Sergei Lavrov: Việc hổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga rất giống một vụ khiêu khích được lên kế hoạch từ trước.
Ngoại trưởng Lavrov nói: "Chúng tôi hết sức nghi ngờ tuyên bố hành động này là không chủ ý. Nó rất giống một vụ khiêu khích được lên kế hoạch từ trước”.  Ông nói thêm rằng nhiều người Nga coi đây là "một cuộc phục kích rõ ràng”.
Trước đó,  Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã đổ lỗi cho Nga  "tấn công người gốc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkmen)" ở Syria, mà theo Ankara đã diễn ra trước vụ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24. Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết khu vực xảy ra vụ việc không chỉ là nơi sinh sống của người Turkmen, mà còn có hàng trăm chiến binh nước ngoài liên kết với các nhóm khủng bố và các cơ sở hạ tầng như các kho vũ khí,  các sở chỉ huy.  Ông  nói:  “Tôi đã hỏi (Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ  Mevlut Cavusoglu) rằng ...những lời kêu gọi thiết lập  vùng đệm ở đó có phải được thúc đẩy bởi mong muốn bảo vệ các cơ sở hạ tầng nói trên không bị  hủy diệt hay không. Tôi đã không nhận được bất kỳ câu trả lời nào cho câu hỏi này ".

Tin mới