Philippines tính thay thế OV-10 bằng máy bay gunship BT-67

Philippines tính thay thế OV-10 bằng máy bay gunship BT-67

(Kiến Thức) - Không quân Philippines đang tính toán việc thay thế dòng "máy bay bà già" OV-10 bằng máy bay gunship BT-67.

Xem toàn bộ ảnh
Theo tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, công ty chế tạo máy bay Basler Turbo của Mỹ sẽ giúp Philippines chuyển đổi một số chiếc Basler BT-67 thành  máy bay gunship tương tự như AC-130. Việc này là nhằm tìm kiếm giải pháp thay thế dòng máy bay trinh sát/tấn công hạng nhẹ OV-10 Bronco đã rất lỗi thời.
Theo tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, công ty chế tạo máy bay Basler Turbo của Mỹ sẽ giúp Philippines chuyển đổi một số chiếc Basler BT-67 thành máy bay gunship tương tự như AC-130. Việc này là nhằm tìm kiếm giải pháp thay thế dòng máy bay trinh sát/tấn công hạng nhẹ OV-10 Bronco đã rất lỗi thời.
Basler BT-67 là biến thể máy bay chở khách thương mại được phát triển từ dòng máy bay Douglas DC-3 Dakota cũng của Mỹ được đưa vào sử dụng từ năm 1936. Ý tưởng chuyển đổi BT-67 thành gunship của Philippines có thể bắt nguồn từ dòng cường kích hạng nặng AC-47 vốn cũng có thiết kế phần khung thân tương tự như BT-67.
Basler BT-67 là biến thể máy bay chở khách thương mại được phát triển từ dòng máy bay Douglas DC-3 Dakota cũng của Mỹ được đưa vào sử dụng từ năm 1936. Ý tưởng chuyển đổi BT-67 thành gunship của Philippines có thể bắt nguồn từ dòng cường kích hạng nặng AC-47 vốn cũng có thiết kế phần khung thân tương tự như BT-67.
Về cơ bản một chiếc BT-67 muốn trở thành gunship cần phải được trang bị lại hệ thống thiết bị điện tử với hệ thống radar mới, thiết bị trinh sát điện tử cùng hệ thống cảm biến hồng ngoại hổ trợ tác chiến ban đêm. Điều này đồng nghĩa với việc Philippines chỉ có thể tận dụng được phần khung thân cũ của BT-67 còn lại đều phải được trang bị mới.
Về cơ bản một chiếc BT-67 muốn trở thành gunship cần phải được trang bị lại hệ thống thiết bị điện tử với hệ thống radar mới, thiết bị trinh sát điện tử cùng hệ thống cảm biến hồng ngoại hổ trợ tác chiến ban đêm. Điều này đồng nghĩa với việc Philippines chỉ có thể tận dụng được phần khung thân cũ của BT-67 còn lại đều phải được trang bị mới.
Với những thay đổi này BT-67 có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn so với OV-10 khi nó vừa đảm nhận nhiệm vụ tấn công mặt đất lẫn trinh sát trên không bên cạnh đó nhiều khả năng BT-67 sẽ tham gia vào nhiệm vụ tuần tra trên biển của Không quân Philippines. Trong ảnh là mẫu cường kích AC-47T có thiết kế khá giống BT-67.
Với những thay đổi này BT-67 có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn so với OV-10 khi nó vừa đảm nhận nhiệm vụ tấn công mặt đất lẫn trinh sát trên không bên cạnh đó nhiều khả năng BT-67 sẽ tham gia vào nhiệm vụ tuần tra trên biển của Không quân Philippines. Trong ảnh là mẫu cường kích AC-47T có thiết kế khá giống BT-67.
Về hệ thống vũ khí, BT-67 thực sự không có nhiều lựa chọn một phần do thiết kễ lỗi thời của nó, trang bị tiêu chuẩn của mẫu cường kích này vẫn sẽ là súng máy hạng nhẹ từ 7.62mm đến 12.7mm hoặc tối đa là pháo tự động 20mm. Trong trường hợp của Philippines thì việc trang bị ba súng máy M134 Minigun trên BT-67 là hiệu quả nhất.
Về hệ thống vũ khí, BT-67 thực sự không có nhiều lựa chọn một phần do thiết kễ lỗi thời của nó, trang bị tiêu chuẩn của mẫu cường kích này vẫn sẽ là súng máy hạng nhẹ từ 7.62mm đến 12.7mm hoặc tối đa là pháo tự động 20mm. Trong trường hợp của Philippines thì việc trang bị ba súng máy M134 Minigun trên BT-67 là hiệu quả nhất.
Tuy nhiên dù có được đưa vào trang bị thì tính hiệu quả của BT-67 trong nhiệm vụ tấn công mặt đất vẫn không cao do thiết kế lỗi thời của nó chưa kể tới việc bảo trì dòng máy bay có tuổi thọ gần 30 năm nay, hiện tại chỉ khoảng 58 chiếc BT-67 được chế tạo thạm chí dây chuyền lắp ráp nó cũng đã ngưng hoạt động.
Tuy nhiên dù có được đưa vào trang bị thì tính hiệu quả của BT-67 trong nhiệm vụ tấn công mặt đất vẫn không cao do thiết kế lỗi thời của nó chưa kể tới việc bảo trì dòng máy bay có tuổi thọ gần 30 năm nay, hiện tại chỉ khoảng 58 chiếc BT-67 được chế tạo thạm chí dây chuyền lắp ráp nó cũng đã ngưng hoạt động.
BT-67 trang bị hệ thống động cơ cánh quạt phản lực Pratt & Whitney Canada PT6A-67R của nó, với công suất 1.281shp mỗi chiếc cho phép máy bay di chuyển tối đa ở vận tốc 389km/h và có trần bay chỉ 7.600m.
BT-67 trang bị hệ thống động cơ cánh quạt phản lực Pratt & Whitney Canada PT6A-67R của nó, với công suất 1.281shp mỗi chiếc cho phép máy bay di chuyển tối đa ở vận tốc 389km/h và có trần bay chỉ 7.600m.
Hiện tại không rõ nguồn BT-67 của Philippines là ở đâu ra khi không quân nước này chưa từng sử dụng dòng máy bay này, và nhiều ý kiến cho rằng những chiếc BT-67 Philippines chuẩn bị nâng cấp lên gunship là do Mỹ viện trợ hoặc bán lại. Và với chừng đó công sức BT-67 hoàn toàn không xứng đáng với số tiền Philippines phải bỏ ra.
Hiện tại không rõ nguồn BT-67 của Philippines là ở đâu ra khi không quân nước này chưa từng sử dụng dòng máy bay này, và nhiều ý kiến cho rằng những chiếc BT-67 Philippines chuẩn bị nâng cấp lên gunship là do Mỹ viện trợ hoặc bán lại. Và với chừng đó công sức BT-67 hoàn toàn không xứng đáng với số tiền Philippines phải bỏ ra.

GALLERY MỚI NHẤT