Phim chiến tranh Việt Nam vẫn sống trong sợ hãi?

Theo đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, những bộ phim chiến tranh Việt Nam vẫn chưa thể vượt qua thông điệp tuyên truyền khô cứng để trở thành những "bom tấn" có góc nhìn phá cách.

Phim chiến tranh Việt Nam vẫn sống trong sợ hãi?
Năm 2005, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho ra đời tác phẩm đầu tay mang tên Sống trong sợ hãi. Phim lấy bối cảnh thời hậu chiến, xoay quanh cuộc sống của nhân vật Tải (Trần Hữu Phúc) - một cựu binh quân đội Cộng hòa, nay sống bằng nghề tháo gỡ bom mìn để mưu sinh. Mỗi ngày sống của Tải đều có thể là ngày cuối cùng. Nhịp phim trôi qua vừa vội vã, vừa nặng nề, vừa ám ảnh sợ hãi...
Phim chien tranh Viet Nam van song trong so hai?
 
Sau hơn một thập kỷ, đây vẫn là một trong những bộ phim chiến tranh Việt Nam đương đại hay.
Sống trong sợ hãi thực chất bắt nguồn từ dự án tài liệu cùng tên, dựa trên cuộc sống có thật của một người nông dân miền trung Việt Nam đã có hơn 10 năm gỡ bom mìn để lấy đất trồng trọt.
“Khi tôi bắt tay vào dự án thì câu chuyện đã diễn ra từ lâu. Trải qua quá trình trao đổi với nhân vật, tôi thấy có nhiều chất liệu để biến đây thành phim điện ảnh”, Bùi Thạc Chuyên hồi tưởng.
Theo nhà làm phim 49 tuổi, cuộc sống con người thời hậu chiến ở một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh là rất ghê gớm. Dù là ở phe nào của cuộc chiến, ai cũng muốn trở lại cuộc sống bình thường sau khi trải qua biết bao đau thương.
Nhưng điều đó không dễ dàng. Nhắc đến những tư liệu, những số phận đã gặp khi làm Sống trong sợ hãi, Bùi Thạc Chuyên từng nói: "Cuộc sống ngoài đời thực khủng khiếp trên phim gấp nhiều lần".
Sau 12 năm, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho rằng anh còn một số điều tiếc nuối nằm ngoài tầm kiểm soát sau khi Sống trong sợ hãi ra đời. “Đó là bộ phim đầu tay với những sự hồn nhiên nhất định. Nội dung phim giàu chất liệu, và người làm phim phải biết lựa chọn đưa điều gì vào thành phẩm cuối cùng", anh kể.
Phim chien tranh Viet Nam van song trong so hai?-Hinh-2
 
"Nhưng khi tôi lựa chọn bối cảnh quay cho dự án, nhân vật ngoài đời đã không còn nữa. Nếu ông ấy còn sống, Sống trong sợ hãi chắc chắn sẽ mang nhiều màu sắc cuộc sống hơn khi tôi có cơ hội nghe thêm những chia sẻ của ông ấy. Giả sử đây là bộ phim thứ hai, hoặc thứ ba trong sự nghiệp, tức tôi đã có kinh nghiệm, thành phẩm cuối cùng chắc chắn sẽ tốt hơn”, anh nói.
Với Sống trong sợ hãi, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên từng có cơ hội tham gia một số liên hoan phim quốc tế nhờ phần nội dung nhân văn, được các nhà giám tuyển nước ngoài hết sức quan tâm, cũng như chiến tranh Việt Nam luôn là chủ đề thời sự với thế giới.
“Trong chiến tranh người ta ném bom, gài mìn xuống đất chỉ với mục đích duy nhất là hủy diệt đối phương. Đến khi mọi sự kết thúc, việc gỡ bỏ những gì còn sót lại là điều khó khăn, vất vả, mất mát và gây tốn kém. Người ta ước tính để làm sạch bom mìn ở Việt Nam phải cần đến 300 năm", Bùi Thạc Chuyên khẳng định.
"Nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, và khán giả đồng cảm với nhân vật trong phim bởi mối đe dọa từ bom mìn vẫn hiện hữu trong cuộc sống. Như cách đây một năm, vẫn có vụ nổ bom ở ngay giữa lòng Hà Nội. Nhìn chung, đây là một bộ phim dễ xem, dễ cảm thụ. Về mặt nghệ thuật, có lẽ còn nhiều điều phải bàn. Nhưng chủ đề về ý thức công dân của Sống trong sợ hãi là rất tốt”, anh giải thích.
Phim chien tranh Viet Nam van song trong so hai?-Hinh-3
 
Mỗi bộ phim nếu ra đời ở những thời điểm khác nhau sẽ trở nên khác biệt. Tác giả của Sống trong sợ hãi cho rằng nếu làm dự án vào lúc này, anh sẽ khai thác sâu hơn cuộc sống sau này của Tải, như có nhiều vợ và đông con thì sẽ mưu sinh ra sao, những đứa con phản ứng như thế nào với nhau, có được mảnh đất rồi sẽ gặp phải tranh chấp gì… Nhưng với thời điểm 2005, anh gần như đã mãn nguyện với “đứa con tinh thần” của mình.
Sống trong sợ hãi ở thời điểm ra mắt đã gây tiếng vang bởi góc nhìn khốc liệt về cuộc sống thời hậu chiến của con người miền Trung. Họ bước ra khỏi cuộc chiến này để tiếp tục bước vào một cuộc chiến khác. Ở đó, tiếng bom mìn vẫn chưa bao giờ ngừng nổ, chưa bao giờ ngừng mất mát, giữa thời bình.
Sống trong sợ hãi được ví như một tiếng nổ khô khốc về cuộc sống những con người nghèo khổ thời hậu chiến.
Phim chien tranh Viet Nam van song trong so hai?-Hinh-4
 
Trrong hơn một thập kỷ qua, nền điện ảnh Việt Nam phát triển nhanh như vũ bão. Từ chỗ số lượng phim nội ra rạp mỗi năm chỉ đếm trên đầu ngón tay, hiện có tới trên dưới 50 dự án phim Việt trong năm 2017.
Cộng thêm số lượng cụm rạp tăng gấp nhiều lần, khán giả dần hình thành thói quen xem phim ngoài rạp và kỷ lục phòng vé 170 tỷ đồng hiện được nắm giữ bởi một tác phẩm nội là Em chưa 18 (2017).
Song, dòng phim chiến tranh của Việt Nam dường như không nằm trong dòng chảy ấy. Khán giả chỉ thường thấy những dự án kiểu “cúng cụ” từ các hãng phim nhà nước nhân dịp có ngày lễ lớn, còn nhóm công ty tư nhân hiếm khi nào động chạm tới thể tài này.
Bùi Thạc Chuyên giải thích: “Lý do đơn giản là phim chiến tranh rất tốn kém. Thêm nữa, đề tài đó không có giá trị thương mại. Tại Việt Nam, chiến tranh rất gần, rất đau thương nhưng liệu giới trẻ - những người bỏ tiền ra mua vé xem phim nhiều nhất - có quan tâm hay không?"
"Chúng ta có thừa thời gian để nhìn về chiến tranh theo cách công bằng hơn kiểu ‘ta thắng - địch thua’ như trong quá khứ. Đó là cái nhìn tuyên truyền, còn khán giả cần góc nhìn nhân văn hơn, công bằng hơn. Chỉ khi đó, các phim chiến tranh của Việt Nam mới có thể chạm tới trái tim của khán giả”.
Bản thân Sống trong sợ hãi của Bùi Thạc Chuyên khi ra đời cũng vấp phải không ít khó khăn bởi nhân vật chính là một cá nhân thuộc “phe thua cuộc”. Ngày đó, nhiều người cho rằng để một dự án như thế ra đời cần đến sự dũng cảm của Hội đồng duyệt phim Quốc gia thuộc Cục Điện ảnh.
“Đã đến thời điểm chúng ta cần có cái nhìn công bằng hơn. Chỉ như thế nghệ thuật mới có chỗ đứng, chứ các dự án phim chiến tranh không nên đơn thuần chỉ mang tính chất tuyên truyền”, nhà làm phim khẳng định.
Thời gian qua, cuốn sách Sử Việt - 12 khúc tráng ca ra đời, gây xôn xao dư luận và được giới trẻ quan tâm, bất chấp phần nội dung chưa thực sự hoàn thiện. Nhưng Bùi Thạc Chuyên vẫn cho rằng: “Trào lưu bây giờ là tiền bạc, hưởng thụ và tiêu dùng. Mối đe dọa về hòa bình, độc lập đối với người Việt hiện hữu thường trực, nhưng chưa đủ để xen vào xu hướng của giới trẻ".
"Chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng người trẻ Việt quan tâm đến chiến tranh không nhiều. Nhưng bản thân người làm phim cũng cần phải cảm thấy có trách nhiệm đưa lịch sử dân tộc đến với đại chúng. Chỉ như thế, điện ảnh Việt Nam mới có những bộ phim chiến tranh thực sự hay”, anh khẳng định.
Phim chien tranh Viet Nam van song trong so hai?-Hinh-5
 
Có một số dự án điện ảnh của Pháp xoay quanh cuộc chiến Đông Dương đã và đang âm thầm thực hiện tại Việt Nam. Nhưng tác giả của Sống trong sợ hãi cho rằng họ chỉ mang đến “cái nhìn từ bên ngoài. Người Việt chỉ tham gia vai phụ, chủ yếu để học hỏi kinh nghiệm. Còn muốn cho ra đời một bộ phim thực sự hay xoay quanh hai cuộc chiến, chúng ta phải tự làm ra thành phẩm của chính mình”.
Để vượt qua sức mạnh vô hình của sự tuyên truyền, của những quan điểm cũ lỗi thời, dòng phim chiến tranh Việt Nam phải vượt qua gánh nặng của chính mình là - phim 'cúng cụ'. Lịch sử đau thương từ 2 cuộc chiến cần hơn một góc nhìn, một quan điểm phá cách để có thể chảy tràn sự bi hùng của mình trên màn ảnh, để có thể chạm đến những tình cảm thổn thức nhất của khán giả.
Bùi Thạc Chuyên hiện trong quá trình xây dựng dự án điện ảnh tiếp theo sau Lời nguyền huyết ngải (2012). Anh tiết lộ đó là một bộ phim mang đề tài chiến tranh, lấy bối cảnh địa đạo Củ Chi, và hy vọng đó sẽ là tác phẩm chưa từng thấy về chiến tranh Việt Nam, và do chính người Việt Nam thực hiện.

Top phim Việt được mong chờ nhất năm 2016

(Kiến Thức) - “Tấm Cám”, “Vòng eo 56”, “Bao giờ có yêu nhau”, “Truy sát”... là những bộ phim Việt được mong chờ nhất năm 2016.

Top phim Việt được mong chờ nhất năm 2016
Top phim Viet duoc mong cho nhat nam 2016
 “Tấm Cám” là bộ phim dựa trên câu chuyện cổ tích cùng tên nhưng nhân vật được xây dựng mới mẻ và hấp dẫn. Đây cũng là một trong những bộ phim Việt được khán giả chờ đợi năm 2016.

Top phim Viet duoc mong cho nhat nam 2016-Hinh-2
 Phim có sự tham gia của Hạ Vi, nhóm 365, Ninh Dương Lan Ngọc... Được biết, trong phim, Ngô Thanh Vân đảm nhận vai trò biên kịch, diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất.

Top phim Viet duoc mong cho nhat nam 2016-Hinh-3
 “Vòng eo 56” gây chú ý khi được “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh đầu tư lên đến 18 tỷ đồng. Phim được thực hiện bởi đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và dự kiến ra mắt vào tháng 3 năm nay.
Top phim Viet duoc mong cho nhat nam 2016-Hinh-4
Được biết, bộ phim “Vòng eo 56” kể về cuộc đời của “nữ hoàng nội y”. Ngoài Ngọc Trinh, phim có sự tham gia của Lương Mạnh Hải, Tú Vi, Hồ Vĩnh Khoa, La Quốc Hùng… 

Phim Việt "sặc mùi"... kim chi bao sân truyền hình Việt

Nhiều phim Việt gần đây mang đậm màu sắc phim Hàn Quốc làm dấy lên nỗi lo ngại rằng phim Việt sẽ bị Hàn hóa.

Phim Việt "sặc mùi"... kim chi bao sân truyền hình Việt
Phim Viet sac mui... kim chi bao san truyen hinh Viet
 Dàn diễn viên “Zippo, mù tạt và em”.
Nhiều phim truyền hình lẫn điện ảnh Việt xuất hiện gần đây mang đậm màu sắc phim Hàn Quốc làm dấy lên nỗi lo ngại của giới chuyên môn và công chúng yêu điện ảnh nước nhà rằng phim Việt sẽ bị Hàn hóa.
Phủ sóng từ truyền hình đến điện ảnh
Sau thành công của phần đầu, phần 2 phim truyền hình “Tuổi thanh xuân” vừa ra mắt và nhận được sự chào đón tích cực của khán giả. Vì là sản phẩm hợp tác giữa Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) và hãng CJ E&M của Hàn Quốc nên phim được đóng mác Hàn Quốc nhiều hơn.
Trước khi “Tuổi thành xuân” 2 ra mắt, phim “Zippo, mù tạt và em” (đạo diễn: Trọng Trinh và Bùi Tiến Huy, cũng do VFC sản xuất) gây chú ý dư luận bởi câu chuyện tình tay ba. Điều đáng nói là chuyện tình tay ba trong phim này không khác gì những câu chuyện tình thường thấy ở các phim Hàn trước đây.
Một phim truyền hình Việt nhưng lại khiến người xem nhìn ra “kiểu Hàn” là vấn đề đáng lo ngại. Gần đây, phim điện ảnh cũng có không ít sản phẩm mang màu sắc “kim chi”, thể hiện rõ nhất qua “4 năm 2 chàng 1 tình yêu”, “Sứ mệnh trái tim”... Sau bộ phim làm lại kịch bản của Hàn Quốc rất ăn khách “Em là bà nội của anh”, xu hướng phim điện ảnh Việt bị Hàn hóa đang gia tăng.
Phim Viet sac mui... kim chi bao san truyen hinh Viet-Hinh-2
 Phim “Zippo, mù tạt và em” có kịch bản đậm chất Hàn. (Ảnh cắt từ phim)
“Chuyện lo ngại phim Việt bị Hàn hóa không phải bây giờ mới có. Trước đây, khi dự án phim “Mùi ngò gai” ra mắt, tôi từng cảnh báo coi chừng phở có mùi kim chi. Hiện nay, mùi kim chi còn đậm đặc hơn, nhất là qua phim “Zippo, mù tạt và em”. Phim Việt mang hơi hướng Hàn Quốc trước đây không phải khán giả nào cũng tinh ý nhận ra nhưng nay, họ dễ dàng nhận thấy hơn vì nó quá giống. Dù phim tạo thu hút, nhiều khán giả trẻ quan tâm nhưng việc này kéo dài dễ dẫn đến mất bản sắc Việt, nguy hiểm về lâu dài” - nhà báo, nhà phê bình Ngô Ngọc Ngũ Long lo ngại.
Cân bằng học hỏi - sao chép
Đạo diễn Minh Trương lý giải rằng đôi lúc nhà làm phim bị bế tắc ý tưởng, phải làm lại kịch bản phim ăn khách nước ngoài. Phim của những nước phương Tây có văn hóa khác biệt lớn nên các nền văn hóa xung quanh như Hàn Quốc, Trung Quốc được chọn lựa nhiều hơn.
“Nhà làm phim chọn phương pháp an toàn, phục vụ thị hiếu khán giả, thấy khán giả thích gì họ chiều theo. Tuy nhiên, đây là con dao hai lưỡi vì tuy văn hóa gần nhau nhưng cơ bản hai bên vẫn có sự khác biệt lớn về địa lý, môi trường sống và văn hóa không thể rập khuôn” - đạo diễn Minh Trương phân tích.
Nhiều người trong giới cho rằng những ảnh hưởng ban đầu có thể khó thấy và khán giả chỉ có cảm giác phim này, phim kia giống phim Hàn Quốc nhưng dần dần, độ ảnh hưởng sẽ tăng cao. Đến một lúc nào đó, phim Việt biến thành phim Hàn, muốn thay đổi cũng không dễ bởi ê-kíp làm phim, kịch bản và cả diễn viên đã mang màu sắc khác.
“Không chỉ kịch bản, diễn viên Việt cũng học tập và có cách diễn tương tự nước bạn. Nếu tinh ý, khi xem những phim truyền hình Việt gần đây sẽ thấy nhiều cảnh nhân vật nam nắm chặt tay nhân vật nữ lôi đi đầy mạnh bạo. Đây là kiểu diễn của phim Hàn. Kiểu diễn chạy đến ôm bạn gái hoặc bạn trai từ phía sau lưng cũng vậy” - nhà phê bình Ngô Ngọc Ngũ Long dẫn chứng.
Với tư cách Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh TP HCM, bà Long cho rằng giải pháp cho hiện trạng này là các nhà làm phim phải ngồi lại với nhau, cần có những buổi tọa đàm, hội thảo nhằm cân bằng giữa học hỏi và sao chép. Hiện tại, mạnh ai nấy làm, nhà làm phim chạy theo thị hiếu khán giả chứ không chủ động trong vai trò dẫn dắt. Thậm chí, một số đạo diễn còn tỏ ra tự hào khi làm được phim giống Hàn Quốc!
Theo đạo diễn Minh Trương, quay về với những kịch bản chuyển thể từ các tác phẩm văn học, những vở kịch danh tiếng đậm chất Việt là giải pháp để phim Việt giảm bớt hiện trạng Hàn hóa. Những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được khán giả đón nhận nhiệt tình, mở đường cho nhiều dự án chuyển thể khác. Nếu tập trung vào kho tàng văn học phong phú của dân tộc và sáng tạo dựa trên nền tảng cốt lõi này thì sẽ không sợ mất màu phim Việt.
Phim Viet sac mui... kim chi bao san truyen hinh Viet-Hinh-3
Cảnh trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

Thực hư cuộc “lột xác” thành công của phim Việt

Đảo của dân ngụ cư và Em chưa 18 dù không có sự góp mặt của những cái tên đình đám trong làng điện ảnh Việt, nhưng lại lập kỳ tích về giải thưởng.

Thực hư cuộc “lột xác” thành công của phim Việt
Lúc này đây, nhiều người đang nói đến sự “lột xác” của phim Việt. Phải chăng, phim Việt đang chuyển mình?

Tin mới