Tuyên bố của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam được tờ Tiền Phong thông tin:
Sáng nay 7/11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức đối thoại với Công ty CP Thủy điện Đăk Di 4, liên quan đến việc tỉnh quyết định chấm dứt hiệu lực các văn bản liên quan đến dự án thủy điện Đăk Di 4.
Theo báo cáo, dự án thủy điện Đăk Di 4 có công suất lắp máy 19,2 MW, điện lượng bình quân 59,523 triệu KWh mỗi năm, dung tích hồ chứa hơn 13 triệu m3. Thủy điện nằm trên địa bàn xã Trà Mai (huyện Nam Trà My) được tỉnh cho phép Công ty CP Cung ứng đầu tư và xây lắp (sau này là Công ty Cổ phần SIC) nghiên cứu đầu tư dự án từ năm 2003.
Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam sẵn sàng hầu tòa nếu thủy điện kiện. |
Đến năm 2008, dự án vẫn chưa thực hiện. Theo đề xuất của công ty, UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất cho gia hạn thời gian với yêu cầu phải khởi công dự án trong quý IV/2009, nhưng sau đó dự án vẫn không thực hiện.
Năm 2014, sau khi rà soát, Bộ Công thương thông báo thủy điện Đăk Di 4 thuộc đối tượng các dự án thủy điện phải tạm dừng, chưa được đầu tư xây dựng trước năm 2015. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho nhà đầu tư, UBND tỉnh Quảng Nam đã đề nghị và được Bộ Công thương cho phép Công ty CP SIC được phép triển khai dự án trên trong năm 2015.
Đến năm 2016, UBND tỉnh thống nhất cho chuyển chủ đầu sang Công ty CP Thủy điện Đăk Di 4 và tiếp tục cho gia hạn thời gian, với yêu cầu công ty ký cam kết tiến độ, đóng quỹ bảo đảm thực hiện dự án là 3,84 tỷ đồng. Nhưng sau đó, công ty này đã không nộp tiền theo đúng cam kết.
Ngày 26/8/2016 Sở Công thương Quảng Nam phối hợp với các sở ngành liên quan kiểm tra thực địa, ghi nhận dự án này vi phạm quy định về điều kiện để khởi công, như: Chưa có quyết định giao đất cho dự án; chưa có giấy phép xây dựng; chưa chứng minh được vốn cho dự án. Ngoài ra, công ty đã xây dựng trái phép tại khu vực mà tỉnh mới chỉ cho phép khảo sát, nghiên cứu đầu tư, chưa thống nhất quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Ngày 17/3/2017, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn về việc chấm dứt hiệu lực các văn bản liên quan đến dự án thủy điện Đăk Di 4, chấm dứt nghiên cứu đầu tư và thu hồi dự án trên.
Năm 2014, sau khi rà soát, Bộ Công thương thông báo thủy điện Đăk Di 4 thuộc đối tượng các dự án thủy điện phải tạm dừng, chưa được đầu tư xây dựng trước năm 2015. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho nhà đầu tư, UBND tỉnh Quảng Nam đã đề nghị và được Bộ Công thương cho phép Công ty CP SIC được phép triển khai dự án trên trong năm 2015.
Đến năm 2016, UBND tỉnh thống nhất cho chuyển chủ đầu sang Công ty CP Thủy điện Đăk Di 4 và tiếp tục cho gia hạn thời gian, với yêu cầu công ty ký cam kết tiến độ, đóng quỹ bảo đảm thực hiện dự án là 3,84 tỷ đồng. Nhưng sau đó, công ty này đã không nộp tiền theo đúng cam kết.
Ngày 26/8/2016 Sở Công thương Quảng Nam phối hợp với các sở ngành liên quan kiểm tra thực địa, ghi nhận dự án này vi phạm quy định về điều kiện để khởi công, như: Chưa có quyết định giao đất cho dự án; chưa có giấy phép xây dựng; chưa chứng minh được vốn cho dự án. Ngoài ra, công ty đã xây dựng trái phép tại khu vực mà tỉnh mới chỉ cho phép khảo sát, nghiên cứu đầu tư, chưa thống nhất quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Ngày 17/3/2017, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn về việc chấm dứt hiệu lực các văn bản liên quan đến dự án thủy điện Đăk Di 4, chấm dứt nghiên cứu đầu tư và thu hồi dự án trên.
Ông Lý Trọng Hưng, Giám đốc Công ty thủy điện Đăk Di 4 cho biết, việc tỉnh Quảng Nam chấm dứt việc nghiên cứu dự án thủy điện đã làm ảnh hưởng đến thiệt hại về tiền bạc, công sức của công ty. Bởi theo ông Hưng, công ty đã thực hiện khá nhiều việc để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Theo đại diện công ty này, từ năm 2003 đến nay, công ty đã hoàn thành các việc: lập dự án và báo cáo khả thi, thiết kế cơ sở, kỹ thuật dự án, khảo sát địa hình địa chất, tác động môi trường.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn khẳng định địa phương đã hết sức tạo điều kiện thuận lợi, tuy nhiên, Công ty Đăk Di 4 đã không thực hiện dự án theo như cam kết, và không đủ năng lực thực hiện dự án. Nội bộ của công ty cũng có sự bất ổn. Chính vì vậy, tỉnh phải chấm dứt dự án là đúng quy định của pháp luật.
“Việc này chúng tôi đã nghiên cứu, cân nhắc và thực hiện rất chặt chẽ. UBND tỉnh cũng đã báo cáo, Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất. Đây là quyết định của cả tập thể chứ không phải ý chí của bất cứ cá nhân nào”, ông Toàn khẳng định.
Sau khi nghe ý kiến của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Quang Ngọc - Phó GĐ công ty Đăk Di 4 cho biết “Chúng tôi không còn cách nào, nhà đầu tư cũng không muốn khởi kiện các cơ quan quản lý. Nhưng nếu như không có được sự chấp thuận để bảo vệ quyền hợp pháp của mình, chúng tôi buộc phải thực hiện các thủ tục khởi kiện ra các cơ quan liên quan”.
Đáp lại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn cho rằng việc công ty khởi kiện Ủy ban tỉnh là vấn đề văn minh pháp luật, ông hoàn toàn đồng tình và sẵn sàng hầu tòa.