Phó Thống đốc NHNN: Chính sách tài chính, tiền tệ gỡ khó cho doanh nghiệp, người dân

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông tin một số nội dung quan trọng trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong 4 tháng đầu năm nay.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú thông tin một số nội dung quan trọng trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong 4 tháng đầu năm nay cũng như đánh giá, Thông tư 02 sẽ là một trong những giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
PV: Thưa Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, ông đánh giá thế nào về tăng trưởng tín dụng, chính sách tài chính- tiền tệ, lãi suất những tháng đầu năm của nước ta?
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Có thể nói trong suốt 4 tháng đầu năm 2023, nhìn nhận lại những khó khăn, vướng mắc của nền kinh tế trong 4 tháng qua, ngành ngân hàng cũng đã có hàng loạt những cơ chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất, tập trung nhất để hỗ trợ doanh nghiệp khách hàng. Trước hết, chúng tôi đảm bảo khả năng thanh khoản rất lớn của nền kinh tế, cũng như khả năng thanh khoản của từng tổ chức tín dụng, của cả hệ thống. Điều đó chứng minh rằng nguồn vốn cho vay, số tiền cần thiết cho vay đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế hết sức kịp thời và đầy đủ.
Pho Thong doc NHNN: Chinh sach tai chinh, tien te go kho cho doanh nghiep, nguoi dan
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú. 
Thứ hai là vấn đề lãi suất, NHNN cũng đã điều hành chính sách lãi suất rất linh hoạt, đã 2 lần giảm lãi suất điều hành và cũng có những chỉ đạo vận động các NHTM thông qua Hiệp hội để các ngân hàng thương mại tích cực giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều chỉ đạo với hệ thống các tổ chức tín dụng và trực tiếp trong lĩnh vực bất động sản, trừ một số những lĩnh vực bất động sản cần được kiểm soát chặt chẽ, còn lại những lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hoặc là những nhà có giá trị thấp, giá trị thương mại thấp đều thuộc đối tượng cần hỗ trợ tín dụng, kể cả những doanh nghiệp đầu tư để sản xuất, xây dựng các dự án bất động sản hoặc là những người có nhu cầu mua nhà có giá trị thấp và loại hình đối tượng cần có chính sách ưu đãi thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo NHTM tiếp tục tập trung hỗ trợ cho các bên.
PV: Về gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ, NHNN và các NHTM đã triển khai đến đâu, thưa ông?
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Gói 120.000 tỷ thì từ mùng 01/04 đến nay, các ngân hàng thương mại đã có đầy đủ, kể cả vào nguồn vốn cũng như cơ chế, chính sách rất rõ ràng, đã và đang sẵn sàng để giải ngân thì nhu cầu vay vốn cho 3 đối tượng: Nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và những dự án xây dựng lại những khu chung cư cũ. Gói 120.000 tỷ này cũng đã sẵn sàng cho vay, kể cả nhà đầu tư lẫn người mua nhà với mức lãi suất ưu đãi từ 1,5 %-2%.
Có thể khẳng định rằng tất cả những hướng dẫn cơ chế, chính sách, điều kiện hết sức rõ ràng, thông thoáng và thuận lợi cho người nhà đầu tư cũng như những người mua nhà với gói 120 tỷ.
PV: Mới đây nhất thì NHNN đã ban hành thông tư 02/2023 cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay vốn ngân hàng, thông tư này được các doanh nghiệp và người dân thực sự chờ đón, vậy NHNN sẽ chỉ đạo các NHTM triển khai thông tư này ra sao, thưa ông?
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Một điểm hết sức “nóng” là Thông tư 02 về vấn đề giãn hoãn các khoản nợ đến hạn, các khoản lãi đến hạn của doanh nghiệp và người dân mà do khó khăn chưa có điều kiện để trả nợ ngân hàng, tiếp tục được giãn, hoãn nợ và không chuyển nhóm nợ. Đây là một trong những chính sách rất kịp thời, có tác dụng trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay còn đang rất khó khăn do cung ứng nguồn hàng hoặc là do việc tiêu thụ sản phẩm, do đơn hàng không có, bị cắt. Thông tư 02 sẽ giải quyết một cách trực tiếp, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo một cách toàn diện tất cả các ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, tất cả các hệ thống các tổ chức tín dụng phải tập trung coi đấy là một chính sách quan trọng.
Chúng tôi yêu cầu các ngân hàng thương mại để có hướng dẫn nội bộ quy trình, thủ tục làm sao đơn giản thuận lợi, dễ hiểu, dễ làm và thực sự là phải coi việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm nhất lúc này. Bên cạnh đó phải đảm bảo được chính sách này một cách công khai, minh bạch để tránh trục lợi, tránh lợi dụng để che giấu nợ xấu mà đáng lẽ ra phải được xử lý vào nhóm tương xứng mà lại cơ cấu lại nợ, hoặc giãn hoãn nợ mà không phản ánh một cách khách quan thực chất cũng phải có biện pháp ngăn chặn.
Việc triển khai của các ngân hàng thương mại thì tôi tin rằng đây cũng sẽ là một trong giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay và thời hạn kéo dài cho cả những khoản nợ đến hạn, và kéo dài thời gian được cơ cấu tối là 1 năm chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi về đối với doanh nghiệp để có thêm nguồn lực có thêm điều kiện, tái tạo quay vòng lại nguồn vốn kinh doanh của mình cũng như có thêm điều kiện tài chính để đảm bảo cho việc chưa giải quyết được đơn hàng để doanh nghiệp vẫn có thể vượt qua khó khăn.
PV: Xin cảm ơn ông.

Đấu giá biển số ô tô: Giá khởi điểm xác định thế nào?

Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 10–12/10 sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.

Theo dự kiến, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tham gia ý kiến về dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội.
Đồng thời, cho ý kiến về các báo cáo: Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3 của Quốc hội; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2022 và xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9/2022.

Chủ tịch Hà Nội: Mỗi ô tô cần một thẻ định danh

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nên xem xét quy định trong luật, mỗi ô tô phải có một thẻ định danh và có số dư trong tài khoản.

Ngày 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM và đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách thực hiện thí điểm cho thành phố; báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 về cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội

Liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 115 tại thành phố Hà Nội, báo cáo của Chính phủ đề cập đến một số đề án thu phí, giá dịch vụ trên địa bàn. Đáng lưu ý trong đó có đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố Hà Nội có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”.

Chu tich Ha Noi: Moi o to can mot the dinh danh

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Tin mới