Phó Tổng thống Mỹ Harris lần đầu sử dụng quyền lực ở Thượng viện

Phó Tổng thống Mỹ Harris lần đầu tiên bỏ phiếu phá vỡ tỷ lệ hòa ở Thượng viện hôm 5/2, giúp đảng Dân chủ thông qua nghị quyết về gói ngân sách cứu trợ Covid-19.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Điện Capitol và tham gia bỏ phiếu vào sáng sớm ngày 5/2 ở Thượng viện Mỹ.
Sau khi trao đổi với Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Murphy - người đang chủ trì phiên họp - bà Harris tham gia bỏ phiếu và phá vỡ tỷ lệ hòa 50-50 để thông qua sửa đổi cuối cùng về gói cứu trợ Covid-19 do đảng Dân chủ đề xuất.
Đây là phiếu bầu đầu tiên kể từ khi nhậm chức của phó tổng thống Mỹ phá vỡ tỷ lệ hòa giữa hai đảng ở Thượng viện.
"Trong cuộc bỏ phiếu này, số người ủng hộ là 50, số người không ủng hộ là 50. Thượng viện được chia đều, phó tổng thống bỏ phiếu khẳng định và sửa đổi được chấp thuận", bà Harris nói.
Pho Tong thong My Harris lan dau su dung quyen luc o Thuong vien
 Bà Harris lần đầu tiên bỏ phiếu phá vỡ thế hòa ở Thượng viện hôm 5/2. Ảnh: AP.
Ngay sau đó, bà Harris tiếp tục bỏ phiếu để phá vỡ thế hòa 50-50 lần hai ở Thượng viện. Lần này, các thượng nghị sĩ bỏ phiếu lần cuối nhằm thông qua toàn bộ nghị quyết ngân sách.
Lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Charles Schumer cảm ơn bà Harris vì đã giúp thông qua nghị quyết ngân sách sau cuộc bỏ phiếu.
Tuy ngân sách chưa được ký thành luật, nhưng đây là bước đầu quan trọng để đảng Dân chủ có thể thông qua dự luật cứu trợ Covid-19 mà không cần đến sự trợ giúp của đảng Cộng hòa.
Theo The Hill, gói cứu trợ này trị giá 1.900 tỷ USD. Nghị quyết nói trên bao gồm hướng dẫn để xây dựng dự luật viện trợ cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của Covid-19.
Lá phiếu phá vỡ thế hòa ở Thượng viện ngày 5/2 của bà Harris đánh dấu lần đầu tiên một phụ nữ, và một người Mỹ gốc Phi, bỏ lá phiếu gây ảnh hưởng như vậy.
Đây cũng được cho là lần đầu tiên một phó tổng thống phải làm như vậy trong khoảng thời gian ngắn nhất từ sau khi nhậm chức.
Trước đó, lịch sử Mỹ hiện đại ghi nhận trường hợp của cựu Phó tổng thống Mike Pence, khi ông bỏ phiếu bầu phá vỡ thế hòa đầu tiên vào ngày 7/2/2017, theo dữ liệu từ Văn phòng Lịch sử Thượng viện.

Toàn cảnh cuộc tranh luận Phó Tổng thống Mỹ Pence - Harris

(Kiến Thức) - Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Thượng nghị sĩ Kamala Harris đã tranh luận về nhiều vấn đề trong cuộc "đối đầu" trực tiếp đầu tiên trên sóng truyền hình vừa qua.

Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris
 Cuộc tranh luận Phó Tổng thống Mỹ 2020 giữa ông Pence và bà Harris đã diễn ra trong 90 phút tối 7/10 (giờ Mỹ), tại Đại học Utah ở thành phố Salt Lake, bang Utah. (Nguồn ảnh: Reuters)
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-2
 Sự kiện diễn ra chỉ 8 ngày sau khi Tổng thống đương nhiệm Donald Trump và ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Joe Biden có màn "đối đầu" tại bang Ohio.
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-3
 Tấm chắn thủy tinh được dựng lên giữa ông Pence và bà Harris trong quá trình tranh luận để đề phòng lây nhiễm COVID-19.
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-4
 Người điều phối cuộc tranh luận giữa 2 ứng viên Phó Tổng thống Mỹ lần này là nhà báo Susan Page (ảnh), Trưởng văn phòng tại Washington của USA Today.
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-5
 Cuộc tranh luận giữa ông Pence và bà Harris tập trung vào các chủ đề nóng, trong đó có dịch COVID-19, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chính sách thuế, sự phục hồi kinh tế và biến đổi khí hậu.
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-6
Trong chủ đề đầu tiên về dịch COVID-19, bà Harris đã đề cập đến sự thất bại của chính quyền đương nhiệm trong việc xử lý dịch bệnh. Đáp lại, ông Pence bảo vệ cách thức đối phó với dịch bệnh COVID-19 của Tổng thống Trump. 
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-7
 Cùng với đại dịch COVID-19, hai ứng viên Phó Tổng thống Mỹ 2020 cũng tranh luận khá gay gắt về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-8
 Tuy nhiên, hai ứng cử viên đã né tránh nhiều câu hỏi trực tiếp và hướng sang chủ đề khác.
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-9
 Ông Pence và bà Harris ngồi cách xa nhau tới 3,6 mét khi tranh luận. 
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-10
 Cuộc tranh luận giữa ông Pence và bà Harris kết thúc sau 90 phút. Tổng cộng thời lượng nói của hai người gần bằng nhau, trong đó ông Pence là 36 phút 27 giây còn bà Harris nói 36 phút 24 giây.
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-11
 Theo bình luận của tờ Guardian, chiến thuật tranh luận của Phó Tổng thống Pence đến nay vẫn là nghe câu hỏi từ người điều phối và trả lời hoàn toàn khác với câu hỏi.
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-12
 Trong khi đó, nhà phân tích tranh luận Alan Schroeder của tờ Al Jazeera nhận định bà Harris đã bắt đầu bằng một loạt phê bình chi tiết và mạnh mẽ về chính quyền ông Trump, sau đó xoay quanh cách chính quyền ông Biden sẽ làm tốt hơn.
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-13
Người dân ở San Diego, California, theo dõi cuộc tranh luận qua TV.
Toan canh cuoc tranh luan Pho Tong thong My Pence - Harris-Hinh-14
Thượng nghị sĩ Kamala Harris cùng chồng bà, Doug Emhoff, (bên trái) vẫy chào Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và vợ, bà Karen Pence, sau khi cuộc tranh luận tối 7/10 kết thúc.

Mỹ có nữ Phó Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử

Với chiến thắng của ông Joe Biden, nước Mỹ có nữ Phó Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử - bà Kamala Harris.

Theo CNN, với việc ông Joe Biden chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, bà Kamala Harris cũng sẽ trở thành Phó Tổng thống da màu và gốc Nam Á đầu tiên, và là nữ Phó Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.

Tin mới