Phối hợp Đông Tây y chữa bệnh gan

(Kiến Thức) - Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, có khả năng tự tái tạo rất lớn, chỉ khi tổn thương gan trên 70 - 80% mới biểu hiện ra triệu chứng viêm gan.

Đông y điều trị giai đoạn nhẹ
Theo Ðông y, viêm gan thuộc phạm trù của các chứng hoàng đản (vàng da), hiếp thống (đau vùng hông sườn), tích tụ (chứng kết khối trong bụng hoặc sưng hoặc đau). Biểu hiện chủ yếu là bệnh lý của hệ tiêu hóa. Biểu hiện như chán ăn, có cảm giác ngán rượu, mệt mỏi, sụt cân, rối loạn tiêu hóa kéo dài, đau vùng hông sườn, sốt (thường sốt nhẹ). 
Điều trị viêm gan có nhiều phương pháp như kiện tỳ, dưỡng can, thư can, thanh can, liễm can. Ngoài ra, có thể sử dụng một số cây thuốc Nam có tác dụng hạ men gan như atiso, cúc gai, cây chó đẻ răng cưa... Nếu người bệnh viêm gan có vàng da và niêm mạc có thể dùng các vị thuốc như nhân trần 20g, chi tử 12g và đại hoàng 8g, sắc chung để uống điều trị chứng vàng da.
Phương châm điều trị của Ðông y là phải điều trị trước khi bệnh xuất hiện hoặc ở giai đoạn nhẹ và cấp tính. Ở các giai đoạn viêm gan mạn tính do siêu vi, xơ gan phải được thăm khám, điều trị chuyên khoa về bệnh gan mật.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Ăn khi điều trị viêm gan
Chế độ ăn uống của người bệnh viêm gan cần phải lưu ý là ăn nhiều chất đạm (protit) để cung cấp đủ chất đạm giúp tái tạo lại tế bào gan, bổ sung những axit amin cần thiết có khả năng ngăn chặn gan thoái hóa mỡ như methionin, cholin có nhiều trong sữa, trứng, thịt, cá, đậu nành, đậu phụ. 
Ăn nhiều chất bột để đảm bảo năng lượng cho hoạt động thải độc của gan, không quá 100g đường (dạng tinh bột) mỗi ngày để tránh lên men quá nhiều trong đường ruột. Ăn giảm chất béo để tránh thoái hóa mỡ của tế bào gan, ứ đọng mỡ do gan tiết mật ít và gây hiện tượng chán ăn. Không dùng mỡ động vật, không chiên rán vì có thể sinh ra những chất gây độc cho gan, gây đầy bụng, chán ăn, hấp thu kém mà nên dùng dầu thực vật.
Tăng cường thêm chất xơ trong rau, quả để tránh táo bón, tránh uống bia, rượu trong thời gian điều trị bệnh viêm gan hoặc nên bỏ hẳn để không dẫn đến các bệnh lý gan nặng hơn như xơ gan, ung thư gan.
Tránh tương tác thuốc giữa Đông y và Tây y 
Khi kết hợp nhóm thuốc kháng sinh, kháng siêu vi với nhóm thuốc Đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc thì làm tăng tác dụng của thuốc kháng sinh, kháng siêu vi. Vì thế, giảm liều đối với các nhóm thuốc này là có thể giảm được tác dụng phụ của thuốc. 
Tuy nhiên, cũng có tương tác không có lợi. Đó là khi sử dụng chung các thuốc chống ngưng tụ tiểu cầu, kháng đông dùng trong bệnh lý tim mạch với các thuốc có tác dụng hoạt huyết của Đông y thì có thể gây tăng chảy máu, xuất huyết hoặc với thuốc chỉ huyết (cầm máu) thì có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc phòng ngừa trong tim mạch dẫn đến tình trạng đột quỵ.

Bệnh gan có biểu hiện gì?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

ThS.BS Võ Minh Quang, chuyên khoa Gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM trả lời: Triệu chứng của bệnh gan thường là mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, táo bón, đau tức vùng gan. Nếu nặng hơn người bệnh có thể vàng da mắt, tiểu vàng. Chỉ với triệu chứng ăn không ngon, ngủ nhiều thì chưa chắc bạn bị bệnh gan. Hai triệu chứng này cũng có thể của nhiều bệnh lý khác.

Ngoài ra, nếu bạn làm việc quá sức, nghỉ ngơi không điều độ, đặc biệt là thiếu ngủ gây suy nhược cơ thể cũng có biểu hiện trên. Nước tiểu màu vàng chưa đủ nói lên bệnh gan, thông thường nếu một người uống nước ít thì buổi sáng có thể tiểu hơi vàng nhưng khoảng thời gian còn lại thì nước tiểu màu sắc bình thường. Nếu bạn có uống thêm thuốc bổ, đặc biệt là nhóm vitamin B thì nước tiểu cũng màu vàng sau khi uống thuốc.

Khi bị bệnh gan có hiện tượng ứ mật thì nước tiểu sẽ vàng cả ngày và có thể ngày càng tăng nếu nguyên nhân không được giải quyết. Vàng da trong bệnh lý gan thường có các biểu hiện như tiểu vàng, vàng kết mạc mắt, vàng da, tiêu phân bạc màu, xét nghiệm máu bilirubin tăng. Nếu chỉ vàng lòng bàn tay, bàn chân thì thường là do sắc tố của thức ăn như cà rốt, ớt...

TIN LIÊN QUAN


Lá sen tốt cho người bệnh gan

(Kiến Thức) - Theo y học cổ truyền, người bị bệnh gan, mỡ máu cao uống nước sắc lá sen rất tốt. 

 
Chị Nguyễn Thị Duyên (Phú Xuyên, Hà Nội) thắc mắc: Chị bị gan nhiễm mỡ, có người mách uống nước sắc lá sen sẽ lui bệnh. Chị không biết điều này có đúng không?

Tin mới