Phòng cận thị cho trẻ từ khi... lọt lòng

(Kiến Thức) - Theo một số liệu thống kê, cả nước có 15% trẻ em trong độ tuổi đi học bị cận thị, thậm chí có nơi tới 80%. 

Phòng cận thị cho trẻ từ khi... lọt lòng
Thực tế hiện nay nhiều bậc phụ huynh có xu hướng lựa chọn giấy có độ trắng cao như: 80%ISO, 82%ISO, 84%ISO vì cho rằng dùng giấy càng trắng càng tốt.
Tuy nhiên thực tế, việc thưởng xuyên phải đọc viết những dòng chữ chi chít trên trang giấy trắng sáng, nhất là đọc hết trang này sang trang kia thì mắt sẽ bị lóa, bị mỏi và lâu ngày sẽ dễ sinh cận thị.
Hơn nữa việc sử dụng và tiếp xúc nhiều với các loại giấy có độ trắng cao sẽ làm tăng nguy cơ gây hại cơ thể của các chất tăng trắng giấy, đặc biệt là các chất tăng trắng quang học thường được các nhà sản xuất sử dụng.
 
Chất tăng trắng quang học là các hợp chất khó phân hủy, tích tụ sinh học, chất này gây các kích ứng với mắt và phản ứng với các vùng da nhạy cảm. Khi tồn tại trong nước chất tăng trắng có hại cho cá và các thủy sinh. Chất tẩy trắng quang học là các chất được xếp và nhóm không nên được sử dụng trong các trường hợp không cần thiết do chưa đánh giá được ảnh hưởng tổng thể đến môi trường.
TS. BS Vũ Quốc Lương, Trưởng khoa Khám và Điều trị theo yêu cầu- Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: “Hiện nay số lượng trẻ bị mắc bệnh về mắt như cận thị, viễn thị,loạn thị… ngày càng ra tăng. Vì thế các bậc cha mẹ nên biết cách chăm sóc để bảo vệ đôi mắt của con mình”.
Khi bước sang tháng thứ 4 trẻ có thể theo dõi chuyển động của đồ vật và có thể với lấy chúng, lúc đầu có thể hụt nhưng về sau càng ngày càng chính xác hơn khi quá trình phối hợp mắt-tay và cảm giác chiều sâu tốt hơn.
Để giúp trẻ, chúng ta có thể sử dụng bóng tối hoặc giảm bớt chiếu sáng trong phòng, thay đổi vị trí cũi của trẻ thường xuyên, treo các đồ chơi trong tầm với cách trẻ 20-30 cm, vừa thay đổi vị trí trong phòng vừa nói chuyện với trẻ, thay đổi bên khi cho trẻ ăn…
Trong khoảng tử bốn đến tám tháng tuổi, trẻ có thể lẫy bằng cách sử dụng chân và tay, phối hợp tay-mắt tốt hơn và hai mắt có thể cùng nhìn thẳng khi định thị.
Cần cho trẻ khám phá các đồ vật có hình dạng và cấu trúc khác nhau bằng tay, cho trẻ bò và khám phá đồ vật xung quanh, treo các đồ chơi khác nhau quanh cũi và chơi cùng trẻ.
Từ tám đến 12 tháng tuổi, trẻ có thể vận động như bò hoặc tự đứng lên. Trẻ bắt đầu sử dụng hai mắt để đánh giá khoảng cách, nắm hoặc ném đồ vật với độ chính xác cao hơn. Không nên khuyến khích trẻ tự đi sớm vì động tác bò rất quan trọng trong hoạt động hợp tác giữa mắt-tay-chân-cơ thể, nên cho trẻ chơi trò xếp đồ vật hoặc có thể tháo lắp, những đồ vật trẻ có thể sờ, nắm và nhìn trong tay.
Từ 1 đến 2 tuổi, hoạt động phối hợp mắt-tay và cảm thụ chiều sâu sẽ tiếp tục phát triển. Trẻ bắt đầu hiểu các từ trừu tượng. Cần khuyến khích trẻ bước đi, cho chơi trò xếp hình đơn giản, chơi bóng, cho phép trẻ trèo và khám phá các đồ vật bên trong và bên ngoài nhà.
Theo bác sĩ Lương ngay từ khi trẻ được 6-12 tháng tuổi cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt để phát hiện những trường hợp cận, viễn hoặc loạn thị cao, không đều giữa hai mắt, vận động nhãn cầu bất thường hoặc các vấn đề về mắt khác. Vì nếu phát hiện sớm sẽ giúp cho việc điều trị được tiến hành sớm và có hiệu quả hơn. Khi trẻ bước vào tuổi đi nhà trẻ hoặc đi học thì các ông bố bà mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám để chắc chắn mắt trẻ phát triển bình thường và không mắc các bệnh.
Khi mắt trẻ có bệnh hoặc gặp vấn đề trẻ sẽ thường xuyên dụi mắt, nheo mắt bị đau đầu, luôn tìm cách tránh làm việc gì đó phải nhìn gần, giữ sách hoặc vở quá gần mắt khi đọc, hay phải chữa lỗi khi đọc và viết, bỏ qua hoặc đọc nhầm khi đọc chữ nhỏ, thường có kết quả học kém hơn khả năng của trẻ. Vì thế khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên cần đưa đi khám bác sĩ để sớm chữa trị cho trẻ.
Bác sĩ Lương khuyên, cha mẹ nên cho trẻ học, đọc trong phòng sáng đầy đủ, không có nhiều quầng sáng hoặc khoảng tối rộng. Không đọc sách trên giường khi nằm sấp hoặc sử dụng đèn pin, về lâu dài sẽ gây ra các vấn đề về mắt, đau cổ hoặc đau cơ. Tốt nhất là đọc khi ngồi, trên ghế tựa và chân để thoải mái trên sàn nhà.
Chỉ nên cho trẻ xem các chương trình ti vi có tính giáo dục, ít quảng cáo. Thời gian xem tivi tối đa là 1 giờ/ngày. Trẻ chỉ nên tiếp xúc với các trò chơi điện tử mỗi lần 20 phút, với màn hình đặt thẳng cách mặt ít nhất 50cm.
Các đồ chơi, trò chơi được khuyến khích để phát triển chức năng thị giác của trẻ: Vẽ, nặn màu, Các trò chơi mỹ nghệ và thủ công, Nhảy lò cò, Domino, Tìm hình giống nhau, Tìm đường trong hình vẽ, xếp hình, thể thao đồng đội, đạp xe, nhảy dây, nhảy đệm, trượt patanh, chơi bóng, chơi cá ngựa và các loại cờ.

Chỉ nên lót giấy trắng trên mặt bếp từ

Chỉ nên lót giấy trắng trên mặt bếp từ
 

Ông Nguyễn Văn Quảng, Công ty điện máy Thái Hà tư vấn: Khi dùng bếp từ bạn có thể sử dụng giấy để lót trên bề mặt bếp. Bởi bếp từ hoạt động theo nguyên lý phát nóng do dòng điện xoáy (dòng điện Foucault) và tổn hao từ trễ trong vật dụng để nấu thức ăn. Khi từ trường tần số cao sẽ tạo nên khép mạch qua đáy nồi làm xuất hiện dòng cảm ứng gây tổn hao nhiệt trong nồi và làm nóng thức ăn.

Khi lót tờ giấy trên mặt bếp và đặt nồi lên nấu, nhiệt vẫn không hề bị thay đổi, suy giảm. Vì thế, bạn có thể lót giấy mỏng để vệ sinh cũng như bảo vệ mặt bếp không bị xước do đáy nồi. Tuy nhiên, bạn nên dùng giấy mỏng và trắng. Nếu dùng giấy in, giấy màu, khi nhiệt độ cao sẽ khiến mực, màu thôi nhiễm ra bếp. Từ đó làm mặt bếp bẩn hoặc bị dính khó vệ sinh. 

"Việt Nam đang dùng giấy quá trắng gây hại mắt"

(Kiến Thức) - Khi học sinh liên tiếp phải đọc những dòng chữ chi chít trên hàng chục đến hàng trăm trang giấy sáng thì mắt sẽ bị lóa, mỏi và lâu ngày sẽ sinh ra cận thị. 

"Việt Nam đang dùng giấy quá trắng gây hại mắt"
Bà Phạm Thu Giang, Phó vụ trưởng Vụ KH&CN Bộ Công Thương cho biết: "Ngày nay, xu hướng các nước phát triển thường sử dụng các sản phẩm giấy có độ trắng nhỏ hơn 80%ISO. Trong khi đó người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng cọn và sử dụng các loại giấy có độ trắng khá cao lên tới 84-90%ISO cho nhu cầu ghi chép, học tập, in ấn... mà không biết rằng để có loại giấy có độ trắng cao và rất cao các nhà sản xuất phải sử dụng các loại chất tẩy trắng giấy".
Toàn cảnh hội thảo sử dụng giấy độ trắng thấp để bảo vệ sức khỏe và môi trường.
 Toàn cảnh hội thảo sử dụng giấy độ trắng thấp để bảo vệ sức khỏe và môi trường.

17 cách giúp chị em phòng chống ung thư vú

(Kiến Thức) - Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể dưới đây từ các chuyên gia y khoa có thể giúp phụ nữ giảm thiểu nguy cơ ung thư vú, theo trang tin Mirror.

17 cách giúp chị em phòng chống ung thư vú
1. Năng động: Cuộc sống năng động giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, Eluned Hughes, người đứng đầu Trung tâm Phòng chống ung thư vú (Anh), khẳng định. Theo các nhà khoa học, tập thể dục làm giảm số lượng tế bào mỡ, giúp việc phóng thích các hormone như estrogen và testosterone dễ dàng hơn. Đó là những tế bào mỡ kích thích sự phát triển của khối u. Theo ông Eluned, 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày giúp giảm ít nhất 20% nguy cơ ung thư vú.
1. Năng động: Cuộc sống năng động giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, Eluned Hughes, người đứng đầu Trung tâm Phòng chống ung thư vú (Anh), khẳng định. Theo các nhà khoa học, tập thể dục làm giảm số lượng tế bào mỡ, giúp việc phóng thích các hormone như estrogen và testosterone dễ dàng hơn. Đó là những tế bào mỡ kích thích sự phát triển của khối u. Theo ông Eluned, 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày giúp giảm ít nhất 20% nguy cơ ung thư vú.
2. Tích cực làm việc nhà: Là hoạt động không có nghĩa là “đốt” thời gian tại phòng tập thể dục. Bạn có thể vận động bằng cách làm các công việc ở nhà như lau chùi, hút bụi, làm vườn… với sự thích thú. Các nhà nghiên cứu ung thư Anh cho hay, khi xem xét mức độ hoạt động của hơn 8.000 phụ nữ, họ phát hiện những người vận động tích cực nhất giảm nguy cơ ung thư vú lên đến 13% so với những người có lối sống không hoạt động.
2.  Tích cực làm việc nhà: Là hoạt động không có nghĩa là “đốt” thời gian tại phòng tập thể dục. Bạn có thể vận động bằng cách làm các công việc ở nhà như lau chùi, hút bụi, làm vườn… với sự thích thú. Các nhà nghiên cứu ung thư Anh cho hay, khi xem xét mức độ hoạt động của hơn 8.000 phụ nữ, họ phát hiện những người vận động tích cực nhất giảm nguy cơ ung thư vú lên đến 13% so với những người có lối sống không hoạt động. 

Tin mới