Phòng chống ung thư bằng gia vị dân dã, bếp nhà nào cũng có

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỏi mặc dù có mùi hắc nhưng lại là gia vị chứa tác dụng chống ung thư vô cùng tuyệt vời được nhiều người áp dụng. Bên cạnh đó, tỏi vừa rẻ tiền lại là gia vị phổ biến, luôn có sẵn trong bếp mỗi nhà.

Phong chong ung thu bang gia vi dan da, bep nha nao cung co
 
Nhiều loại thực phẩm dân dã có khả năng phòng ung thư hiệu quả. Nhiều loại thực phẩm dân dã có khả năng phòng ung thư hiệu quả.
Từ xã xưa, tỏi đã được xem là loại gia vị quý trong tủ bếp của mọi gia đình, được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên không chỉ có thế, càng về sau này, các nghiên cứu lần lượt công bố thêm rất nhiều tác dụng của tỏi đối với sức khỏe, đặc biệt là khi chúng được ăn sống và sử dụng không thông qua chế biến.
Hầu hết mọi gia đình đều có sẵn tỏi, nhưng không phải ai cũng đã biết cách tận dụng tối đa tác dụng mà tỏi mang lại cho sức khỏe. Thực tế cho thấy, tỏi không chỉ là một gia vị tạo hương thơm trong nhiều món ăn, mà còn là một vị thuốc quý, có thể chữa được nhiều loại bệnh.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho biết: Chỉ cần ăn tỏi 2 lần/ tuần cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, thậm chí đối với cả những người đang hút thuốc.
Nhiều nghiên cứu khác về sức khỏe cũng đã khẳng định: Tỏi có khả năng chống ung thư nhờ tinh dầu trong loại củ này dễ bay hơi và tan trong chất béo, có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể.
Bên cạnh đó, tỏi còn có chứa hợp chất lưu huỳnh có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Không chỉ vậy, loại củ này còn có khả năng phá hủy những gốc tự do – nguyên nhân gây ra ung thư và nhiều căn bệnh khác.
Tỏi chứa một lượng lớn chất selen, có thể thúc đẩy sự phân hủy peroxit trong cơ thể, làm giảm việc cung cấp oxy cần thiết cho khối u ác tính, do đó ức chế tế bào ung thư ở một mức độ nhất định, có lợi cho việc thay đổi môi trường sản sinh ung thư.
Bên cạnh đó, ăn tỏi còn có tác dụng ngăn ngặn sự hình thành và phát triển bệnh bạch cầu, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác.
Tất nhiên, tỏi chỉ được sử dụng như một thành phần phụ trợ, nó không thể được sử dụng riêng lẻ một mình để chống ung thư.

Hút thuốc lá nhất định phải biết điều này để phòng ung thư bàng quang

(Kiến Thức) - Khói thuốc chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh nguy hiểm và phổ biến ở đàn ông - ung thư bàng quang. Do nicotin và các chất có hại khác tuần hoàn trong máu và được lọc qua thận, và bàng quang trở thành "kho" chứa các chất độc hại này.
 

Theo một kết quả nghiên cứu được công bố, đàn ông hút thuốc ở lứa tuổi 50-60 tuổi chính là nhóm người có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao nhất.
 Theo một kết quả nghiên cứu được công bố, đàn ông hút thuốc ở lứa tuổi 50-60 tuổi chính là nhóm người có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao nhất.

Ăn thịt kiểu này dễ mắc ung thư nhất

Món thịt nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đã trở thành món ăn được lựa chọn đầu tiên trong các bữa tiệc. Tuy nhiên thịt nướng lại có thể gây ra các bệnh ung thư đặc biệt ung thư đường tiêu hóa.

An thit kieu nay de mac ung thu nhat
Ảnh minh họa. 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa trong và ngoài nước việc ăn nhiều thịt nướng có khả năng gây ung thư?
Theo Daily Mail, nghiên cứu được công bố vào tháng 4 vừa qua cho thấy những chất có khả năng gây hại này đã làm thay đổi ADN có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở người ăn.
Các chuyên gia nhấn mạnh nghiên cứu này không có nghĩa là chúng ta nên bỏ thói quen chế biến này mà là cảnh báo về việc ăn quá nhiều thịt nướng.Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, khi nướng thịt, thịt được bao phủ bởi hai chất, được gọi là các amin dị vòng và hydrocarbon đa nhân thơm. Loại hóa chất đầu tiên được hình thành khi các protein, đường và các hạt cơ của thịt phản ứng với nhiệt độ cực cao. Chất thứ hai được hình thành khi nước thịt và mỡ bắt lửa và dính vào thịt.
Phần cháy khét của thịt nướng có chứa các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng - một loại chất có khả năng gây bệnh ung thư cao.
Vào tháng 3 năm nay, Cục giám sát thị trường thành phố Hàng Châu và các chuyên gia của Đại học Chiết Giang đã tiến hành một thí nghiệm đo "hàm lượng benzopyrene trên món nướng”. Kết quả cho thấy phương pháp nướng và thời gian nướng làm thay đổi hàm lượng của benzopyrene trong thực phẩm nướng. Thực phẩm nướng càng lâu ở nhiệt độ cao thì hàm lượng benzopyrene càng cao, khả năng gây ung thư càng lớn.
Theo một nghiên cứu, nếu trong món nướng có hàm lượng chất benzopyrene 5.000ng/kg (nanogram/kilogram), thì một chiếc chân gà nướng 100gr đã có 500ng benzopyrene. Trong khi lượng benzopyrene trong 1 điếu thuốc lá là 100ng.
Như vậy hàm lượng benzopyrene trong 1 chiếc chân gà nướng tương đương 5 điếu thuốc, chưa kể ở nhiệt độ cao chất béo nhỏ giọt xuống than và bốc lên, quyện với protein trong thịt tạo thành benzopyrene, nếu thường xuyên ăn đồ nướng thì chất này tích tụ, có thể gây ung thư dạ dày, đại trực tràng...
Một nghiên cứu khác cũng đã cho thấy, hàm lượng benzobyrene trong 2Ib (xấp xỉ 0,9kg) thịt nướng bị cháy khét tương đương với lượng benzopyrene có trong khói của 600 điếu thuốc lá. Điều này cho thấy sự nguy hiểm khi bạn ăn thịt bị khét là không nhỏ.

Tin mới