Xem toàn bộ ảnh
Cơn ác mộng của Không quân Mỹ thời Chiến tranh Việt Nam không phải là tên lửa mà chính là những dàn pháo cao xạ như thế này. Vì việc đảm bảo bí mật, an toàn cho các trận địa tên lửa nên trừ những chiến dịch lớn việc sử dụng tên lửa để bắn hạ máy bay Mỹ thường rất hạn chế. |
Những khẩu pháo cao xạ các loại từ 12,7mm cho tới 100mm đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho các phi công Mỹ, trận địa pháo cao xạ dày đặc, các xạ thủ được đào tạo nhanh, kỹ thuật bắn không quá phức tạp chính là những lý do mà ngay cả tự vệ trong các nhà máy cũng có thể hạ gục các phi công dày dặn kinh nghiệm của đối phương. |
Tính tổng cộng trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam đã có khoảng 10.000 máy bay mỹ các loại bị bắn hạ bởi hỏa lực của lực lượng phòng không-không quân Việt Nam (con số bao gồm cả máy bay trực thăng và không bao gồm các máy bay không người lái). Ảnh: Hệ thống kính ngắm trên chiếc tiêm kích MiG-21 của anh hùng LLVTND Đặng Ngọc Ngự đã sử dụng để bắn rơi một chiếc F-4, tiêu diệt 2 phi công Mỹ. |
Trong suốt cuộc chiến, chúng ta đã bắt được rất nhiều phi công của Mỹ khi họ buộc phải nhảy dù xuống để thoát khỏi chiếc máy bay đang rơi của mình, nhiều phi công đã phải đi bộ từ trong chiến trường miền Nam ra tận nhà tù Hỏa Lò ngoài Hà Nội, nơi các phi công Mỹ "âu yếm" gọi là Hilton Hà Nội. |
Những hệ thống tên lửa như thế này thường chỉ được sử dụng để bắn hạ những mục tiêu lớn như các máy bay ném bom Pháo đài bay B-52 của đối phương. |
Với những mục tiêu nhỏ hơn như các máy bay tiêm kích, máy bay trực thăng quân và dân ta sẽ sử dụng các loại hỏa lực bộ binh, pháo cao xạ và tên lửa vác vai để đối phó. Ảnh: Hệ thống tên lửa A-72 được Liên Xô viện trợ cho ta. |
Ngoài 10.000 máy bay của Không quân Mỹ bị bắn hạ, quân và dân ta còn hạ được 2.500 máy bay các loại của KQVNCH (không tính các máy bay không người lái). |
Về phía ta, Không quân Việt Nam thiệt hại tổng cộng khoảng từ 150 đến 200 máy bay các loại kể cả trực thăng. Lực lượng không quân của ta thời gian này vẫn còn khá mỏng, nhiệm vụ phòng thủ vùng trời được giao phó chủ yếu cho lực lượng phòng không với các hệ thống tên lửa hiện đại được phía Nga cung cấp và trận địa pháo cao xạ chi chít đến mức "một con ruồi cũng khó lọt qua được". |
Đỉnh điểm của cuộc đối đầu giữa hỏa lực phòng không của ta với Không quân Mỹ chính là trận Điện biên phủ trên không vào cuối năm 1972. Ảnh: Các dàn tên lửa SAM được đưa từ Hải Phòng về Hà Nội trong cuộc chiến bảo vệ thủ đô khỏi lời đe dọa "cho Hà Nội về thời đồ đá" của Mỹ. |
Trong trận chiến mang tính quyết định này, quân và dân ta đã dành chiến thắng gần như tuyệt đối và thậm chí người Mỹ còn phải lo ngại rằng siêu "Pháo đài bay" B-52 sẽ tuyệt chủng trên bầu trời Hà Nội. |
Phi công Phạm Tuân (trái) và phi công Vũ Văn Thiều (phải), vào đêm 27/12 và 28/12/1972 mỗi phi công đã bắn hạ một máy bay B-52. |
Trong suốt cuộc chiến, cầu Long Biên đã bị Không quân Mỹ đánh bom tổng cộng 14 lần, tuy nhiên để làm được điều đó Không quân Mỹ đã phải trả một cái giá quá đắt với rất nhiều máy bay bị bắn hạ khi đang cố "bổ nhào" đánh trúng mục tiêu quan trọng này. Ảnh: Trung đoàn pháo phòng không 234 chiến đấu bảo vệ cầu Long Biên. |