Xem toàn bộ ảnh
Với năng lực chiến đấu đáng kể như vậy, rất có thể Thỗ Nhĩ Kỳ sẽ đem loại chiến đấu cơ này vào chiến trường Syria để tham chiến. Nếu cuộc xung đột xảy ra trên lãnh thổ Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đụng với lực lượng không quân cực kỳ hùng mạnh của Nga đang đồn trú tại Căn cứ không quân Hmeimim của Nga nằm ở tỉnh Latakia, phía Tây Syria và cả lực lượng không quân chiến lược xuất phát trực tiếp từ lãnh thổ Nga. |
Hiện nay ngoài số số máy bay tiêm kích phòng không như F-16 và F-4, phòng không Thổ Nhĩ Kỳ còn sở hữu hệ thống tên lửa phòng không S-400 rất hiện đại, mới mua của Nga. Tuy nhiên, việc sử dụng S-400 chống lại chính quốc gia sản xuất ra nó là điều khó có thể xảy ra, nhất là về mặt kỹ thuật; vậy một cuộc xung đột xảy ra, phòng không Thổ Nhĩ Kỳ có những vũ khí nào có thể bảo vệ đội hình chiến đấu mặt đất. |
Hiện diện với số lượng đông nhất của phòng không Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ đó là 2.800 súng, pháo phòng không các loại; trong đó có những loại đã lạc hậu, khó có thể đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Hiện đại nhất là 200 hệ thống pháo phòng không tự hành M41A1 Duster 40 mm, được Mỹ viện trợ từ kho của lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ năm 1995; pháo sử dụng khung gầm của xe tăng hạng nhẹ M41. |
Pháo tự hành M41A1 được Mỹ chế tạo vào giữa những năm 1950, trang bị một pháo hai nòng 40 mm; việc tính toán phần tử bắn hoàn toàn thủ công, xác suất bắn trúng mục tiêu bay ở tốc độ cận âm là rất thấp; tuy nhiên pháo rất hiệu quả với mục tiêu là trực thăng và máy bay không người lái; khả năng sắp tới loại pháo tự hành này sẽ bị loại biên, khi nhiều hệ thống phòng không hiện đại khác được vào biên chế. |
Hiện tại, Quân đội Thổ đang thử nghiệm pháo phòng không tự hành Korkut, được thiết kế bởi công ty ASELSAN trong nước sản xuất, được lắp đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh ACV-30 sử dụng pháo cỡ nòng 35 mm của công ty Oerlikon, Thụy Sĩ. Mỗi hệ thống phòng không có bốn nòng và một thiết bị điều khiển kết nối với radar dẫn bắn; hệ thống có radar có thể phát hiện mục tiêu từ cự ly 70 kmvà thông báo tình báo mục tiêu trên mạng vô tuyến VHF. |
Ngoài tự phát triển, Quân đội Thổ còn được trang bị pháo phòng không tự động 2 nòng 35mm KDC-02, được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng theo giấy phép của Oerlikon. Khẩu KDC-02 này có tốc độ bắn đến 1.100 viên/phút và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 4 km. |
Theo hợp đồng được ký kết năm 2016, lực lượng phòng không lục quân của Thổ sẽ nhận được 53 khẩu Korkut vào năm 2024. Khẩu đội đầu tiên đã được đưa vào biên chế quân đội Thổ năm 2018, một năm sẽ có từ 5-7 khẩu đội và 2-3 xe chỉ huy được đưa vào sử dụng. |
Trong kho niêm cất của Thổ còn có 600 khẩu pháo phòng không Bofors L60/ L70 cỡ nòng 40 mm; đây là những vũ khí phòng không tốt nhất trong Thế chiến 2 và vẫn có thể sử dụng khi cần thiết. |
Vào những năm 1970, pháo phòng không nòng đôi 35 mm Oerlikon GDF-001 được đưa vào sử dụng trong Lục quân Thổ; đến nay đã có 250 pháo Oerlikon GDF-001/ GDF-003 trong biên chế. Năm 1987, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất loại pháo này theo bản nhượng quyền của Công ty Oerlikon. |
Vừa qua, những hệ thống phòng không 35 mm của Quân đội Thổ đã trải qua một chương trình hiện đại hóa đến cấp độ GDF-005. Hệ thống bao gồm 4 nòng pháo 35 mm, được pháo thủ điều khiển từ một trạm độc lập thông qua đường cáp; cơ số đạn của mỗi nòng được tăng lên 124 viên. |
Ngoài pháo phòng không 35mm, công ty MKEK của Thổ Nhĩ Kỳ đã mua giấy phép sản xuất pháo phòng không nòng đôi 20 mm Oerlikon GAI-D01 với bánh xe có thể tháo rời. Ngoài pháo phòng không như trên, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ còn sử dụng súng máy 12,7 mm Browning M2 gắn trên xe để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp. |
Ngoài Oerlikon GAI-D01, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ còn có khoảng 400 khẩu pháo phòng không đôi 20 mm Rheinmetall Mk 20 RH-202; so với Oerlikon GAI-D01, đây là mẫu pháo đơn giản hơn nhiều. Được biết, trong quá khứ, các bệ phòng không 20 mm được đặt tại các trạm kiểm soát và được sử dụng để hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh trong các trận chiến với người Kurd. |
Sau khi nước Đức thống nhất, rất nhiều vũ khí do Liên Xô sản xuất, trước đây thuộc quân đội của CHDC Đức, đã được chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được 40 cơ cấu phóng Igla-1 và khoảng 300 đạn tên lửa của loại này. |
Trong thế kỷ 21, Igla-1 đã được thay thế bởi các hệ thống Stinger FIM-92 của Mỹ; tên lửa Stinger với bộ tìm kiếm phổ kép làm mát thụ động, có khả năng chống nhiễu cao hơn và có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly 4.500 m, chiều cao tối đa 3.800 m. |
Ngoài ra, lực lượng Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ có hệ thống phòng không tầm ngắn sử dụng hệ thống FIM-92. Các tổ hợp dựa trên xe quân sự Land Rover và xe bọc thép ACV-300APC được gọi là Zipkın và Atilgan. |
Như vậy đánh giá tổng quát, lực lượng phòng không lục quân Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn trông chờ vào các các loại súng pháo và tên lửa phòng không cầm tay có tầm bắn không quá 5.000 m, chiều cao phòng không tối đa 4.000m. |
Hiện nay không quân Nga được trang bị nhiều vũ khí tiến công có điều khiển, phóng ngoài tầm hỏa lực phòng không của lục quân Thổ Nhĩ Kỳ,nếu đụng độ xảy ra tại tỉnh Idlib của Syria, với khả năng phòng không như vậy, lục quân Thổ Nhĩ Kỳ dễ dàng bị đè bẹp bởi lực lượng không quân hùng mạnh của Nga. |
Video Chuyển giao các bộ phận của hệ thống S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: Sputnik Việt Nam