Phong toả BV C Đà Nẵng vì ca COVID-19: Bệnh nhân chuyển viện hay ở lại?

(Kiến Thức) - Sau khi Bệnh viện C Đà Nẵng bị phong tỏa vì khám cho ca nghi nhiễm COVID-19, bệnh viện này không tiếp nhận người nhà đến thăm bệnh, nhiều người thân phải gửi nhờ đồ đạc, thức ăn qua bảo vệ.

Phong toả BV C Đà Nẵng vì ca COVID-19: Bệnh nhân chuyển viện hay ở lại?
Ngày 24/7, sau khi phát hiện ca nghi nhiễm COVID-19, Bệnh viện C Đà Nẵng đã kịp thời phong tỏa toàn bộ, khẩn trương phun thuốc khử trùng các phòng khoa, khuôn viên bệnh viện.
Theo đó, người bên ngoài không được vào bệnh viện, cũng như người trong bệnh viện không được ra ngoài. Do "nội bất xuất ngoại bất nhập" nên nhiều người nhà của bệnh nhân đã chuyển đồ đạc, thức ăn đến và phải gửi nhờ bảo vệ, cán bộ y tế kèm thông tin người bệnh nhờ chuyển hộ.
Phong toa BV C Da Nang vi ca COVID-19: Benh nhan chuyen vien hay o lai?
Sau khi phát hiện ca nghi nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh viện đã kịp thời phong tỏa toàn bộ. Ảnh: TTXVN. 
Cụ thể, Đà Nẵng xây dựng phương án phong tỏa Bệnh viện C Đà Nẵng theo hướng hướng dẫn của Bộ Y tế. Bệnh viện C Đà Nẵng lập tức triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn, hạn chế bệnh nhân, người nhà, cán bộ y tế ra vào các vị trí, khoa, phòng bệnh nhân từng di chuyển đến cho đến khi các trường hợp tiếp xúc gần với có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Nếu một trong các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, lập tức điều tra các trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc gần với trường hợp tiếp xúc gần để cách ly ngay tại khu vực riêng biệt trong bệnh viện.

Mời độc giả theo dõi video "Vì sao nông dân từ chối nhận tiền hỗ trợ Covid 19?". Nguồn: VTC16.

Sở Y tế TP Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức điều tra thêm yếu tố dịch tễ, điều tra tất cả các trường hợp đã tiếp xúc gần với bệnh nhân, các trường hợp có tiếp xúc với các trường hợp tiếp xúc gần để áp dụng các biện pháp cách ly, giám sát, theo dõi chặt chẽ theo đúng quy định...
CDC tật tiếp tục phối hợp với Bệnh viện C Đà Nẵng, Trung tâm Y tế Liên Chiểu, Trung tâm Y tế quận Hải Châu và các đơn vị liên quan phun hóa chất Chloramin B khử trùng phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Bệnh viện, nhà bệnh nhân và các địa điểm liên quan.
Sở Y tế TP Đà Nẵng chuẩn bị các nội dung để thông báo người dân từng tiếp xúc với bệnh nhân trong vòng 14 ngày để chủ động theo dõi sức khỏe, báo cáo tình trạng sức khỏe, đến cơ sở y tế để được tư vấn xét nghiệm và áp dụng các biện pháp can thiệp y tế kịp thời. Đồng thời tuyên truyền cho người dân để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, cung cấp kịp thời thông tin trung thực, khách quan để người dân biết và không hoang mang trong dư luận xã hội.

Số người nghi nhiễm COVID-19 ở Việt Nam giảm còn 79 ca

(Kiến Thức) - Bộ Y tế cho biết tính đến 19h10 ngày 27/2, số trường hợp nghi nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đang theo dõi, cách ly là 79, 15 ngày chưa có ca mắc mới.

Số người nghi nhiễm COVID-19 ở Việt Nam giảm còn 79 ca
Theo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, tính đến 19h10 ngày 27/2, Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp mắc virus corona. Như vậy, 15 ngày qua, nước ta không ghi nhận trường hợp mắc mới.
Trong đó, số trường hợp đã điều trị khỏi là 16; nghi nhiễm COVID-19 đang theo dõi, cách ly là 79 người (giảm 13 người so với ngày trước đó). Sáng 27/2, số ca nghi nhiễm COVID-19 ở Việt Nam là 92 người.

Việt Nam còn 81 ca nghi nhiễm Covid-19, giám sát hơn 6.000 người

Đến ngày 1/3, Việt Nam còn 81 ca nghi ngờ Covid-19 đang được cách ly tại bệnh viện, ngoài ra hơn 6.000 người đang được theo dõi, giám sát y tế.
 
 

Việt Nam còn 81 ca nghi nhiễm Covid-19, giám sát hơn 6.000 người
Theo Bộ Y tế, 81 ca nghi ngờ mắc viêm phổi cấp do virus corona mới (Covid-19) đang được cách ly tại bệnh viện, 6.000 người đang được theo dõi, giá sát y tế là những người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng có dịch.

Rau khoai lang được mệnh danh “rau trường thọ”: Ăn thế nào tốt nhất?

(Kiến Thức) - Rau khoai lang còn được gọi là rau “trường thọ”, mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như trị táo bón, hỗ trợ giảm cân, cải thiện sinh lý...nhưng nếu bạn không chế biến đúng cách, nó có thể gây hại.

Rau khoai lang được mệnh danh “rau trường thọ”: Ăn thế nào tốt nhất?
Rau khoai lang có thể chế biến thành nhiều các món ăn như rau lang nấu canh, rau lang xào, rau lang luộc,… Tuy nhiên, khi ăn rau lang cũng cần phải chú ý đến những điểm sau:
Rau khoai lang duoc menh danh “rau truong tho”: An the nao tot nhat?
 

- Không nên ăn rau khoai lang lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.

- Không dùng rau lang còn sống để chữa táo bón, vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón . Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.

- Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

Ăn rau lang đúng cách

Khi luộc rau khoai lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.

Rau khoai lang duoc menh danh “rau truong tho”: An the nao tot nhat?-Hinh-2
 

Rau khoai lang phát huy tác dụng tốt về mặt chữa bệnh, dễ tiêu hoá khi mà chúng ta làm món luộc, vừa tận dụng được nước rau, và lại dễ chế biến. Bạn nên ăn luộc vào mùa hè, có thể xào tỏi cũng rất ngon và thích hợp vào mùa đông.

Trong rau khoai lang có nhiều chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu. Chính vì thế, khi ăn rau khoai lang sẽ giúp bạn quên đi cảm giác chóng đói, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy vậy, không nên chỉ ăn rau lang khiến cho tụt đường huyết mà nên ăn kèm với những loại thực phẩm khác.

Cách dùng rau lang chữa bệnh

Chữa yếu sinh lý

Rau khoai lang duoc menh danh “rau truong tho”: An the nao tot nhat?-Hinh-3
Rau lang xào với thịt bò rất tốt cho sức khỏe nam giới. 

Tin mới