Phú Quốc: Loạt vấn đề cần làm rõ tại dự án Khu du lịch sinh thái Rạch Tràm của CityLand

Được thực hiện theo Quyết định số 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dự án Khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm là điểm sáng của đảo ngọc Phú Quốc. Thế nhưng, dự án đang bị không ít cư dân phản đối.

Phú Quốc: Loạt vấn đề cần làm rõ tại dự án Khu du lịch sinh thái Rạch Tràm của CityLand
Đảo ngọc Phú Quốc được ví như thiên đường nhiệt đới, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam nằm ở phía Tây Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nhỏ to khác nhau tại đây. Với 150km đường bờ biển, Phú Quốc sở hữu nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía bắc đến phía nam, là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng.
Cũng vì lẽ đó, tại Phú Quốc nay đã mọc lên không ít các dự án bất động sản quy mô lớn chuyên về các mảng dịch vụ này. Thế nhưng, song song với phát triển các dự án bất động sản là một loạt vấn đề khác cần chú trọng không kém, đó là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lợi ích cho người dân có bất động sản bị thu hồi để thực hiện các dự án, và cả về vấn đề quản lý hành chính đối với các dự án này.
Năm 2015, Công ty TNHH MTV Đầu tư Địa ốc Thành phố (sau đây xin gọi là CityLand) được UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận địa điểm đầu tư dự án Khu du lích sinh thái Rạch Tràm tại xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Theo đó, mảnh đất này được phê duyệt quy hoạch là khu nghỉ dưỡng 4 - 5sao, kết hợp tham quan rừng tràm, rừng ngập mặn theo Quyết định số 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phu Quoc: Loat van de can lam ro tai du an Khu du lich sinh thai Rach Tram cua CityLand
 Phối cảnh dự án Khu đô thị sinh thái và dân cư Rạch Tràm do CityLand làm chủ đầu tư
Thế nhưng, từ thời điểm bắt đầu triển khai cho đến nay, dự án chưa bao giờ hết “sóng gió”, bởi vấp phải sự phản đối của rất nhiều các hộ dân đang sinh sống tại khu vực thực hiện dự án. Theo đó, từ những đơn thư phản ánh và phản hồi trực tiếp của người dân đang sinh sống tại Rạch Tràm, phóng viên (PV) Báo Tri thức và Cuộc sống đã tập hợp lại được loạt vấn đề liên quan đến dự án do CityLand làm chủ đầu tư.
Dự án vì lợi ích thương mại hay công cộng?
Người dân cho hay, không hiểu vì lý do gì, mà “khu nghỉ dưỡng 4 - 5sao, kết hợp tham quan rừng tràm, rừng ngập mặn” lại được UBND đảo Phú Quốc (nay là UBND thành phố Phú Quốc) thu hồi đất của người dân với lý do: Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thay vì thu hồi đất để thực hiện dự án kinh doanh, thương mại?
Theo đó, dự án Khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm từng được CityLand giới thiệu là Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, gồm: Khu dân cư diện tích 79,1 ha; khu du lịch nghỉ dưỡng diện tích 94,4 ha đẳng cấp 6 sao Fairmont - được quản lý và vận hành bởi tập đoàn AccorHotels, bãi tắm riêng, câu lạc bộ biển, quảng trường biển, khu thể thao dưới nuớc, hồ bơi ngoài trời, bến du thuyền, phố mua sắm - ẩm thực, khu trị liệu…
Phu Quoc: Loat van de can lam ro tai du an Khu du lich sinh thai Rach Tram cua CityLand-Hinh-2
 Dự án của CityLand tại Phú Quốc có thực vì lợi ích quốc gia, công cộng?
Hiện nay, dù chỉ còn sót lại ít thông tin (do CityLand đã gỡ bỏ), thế nhưng vẫn còn tồn tại một số bài viết có nội dung “CityLand cùng tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới AccorHotels triển khai thương hiệu khách sạn hạng sang Fairmont vào tổ hợp nghỉ dưỡng tại Phú Quốc”, được đăng tải từ cuối năm 2018 tại trang Facebook CityLand Group.
Những nội dung này, vốn từng được công khai cho thấy mục tiêu chính của CityLand với dự án Khu đô thị sinh thái và dân cư Rạch Tràm là để phát triển thương mại, dịch vụ. Vậy thì, tại sao UBND thành phố Phú Quốc lại đưa ra lý do thu hồi đất của người dân nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng?
Quy mô dự án lớn hơn nhiều so với phê duyệt?
Bên cạnh việc mập mờ giữa tính chất của dự án Khu đô thị sinh thái và dân cư Rạch Tràm, người dân cho biết quy mô của dự án này cũng là một dấu hỏi cần làm rõ.
Cụ thể, tại Quyết định số 633/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/5/2010, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 thì quy hoạch dự án Khu đô thị sinh thái và dân cư Rạch Tràm với quy mô 102 ha.
Phu Quoc: Loat van de can lam ro tai du an Khu du lich sinh thai Rach Tram cua CityLand-Hinh-3
 Dự án có quy mô 173ha, chênh lệch hơn 61ha so với quyết định 633 của TTCP?
Tuy nhiên, ngày 26/10/2015 UBND tỉnh Kiên Giang ra văn bản số 1290/UBND-KTTH chấp thuận địa điểm cho Công ty TNHH MTV Đầu tư Địa ốc Thành phố - đảo Phú Quốc đầu tư dự án tại Khu du lịch sinh thái Rạch Tràm, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc với quy mô khoảng 173ha.
Ngày 11/4/2018, Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc ra Quyết định số 81/QĐ-BQLKKTPQ phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm tại xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, quy mô: 1.735.295,67m2 (tương đương 173,5ha)
Như vậy, vì lý do nào đó mà quy mô của dự án do CityLand Phú Quốc làm chủ đầu tư đã có sự chênh lệch lên tới hơn 61ha so với phê duyệt của Thủ tướng Chính Phủ?
Đơn vị nào có thẩm quyền phê duyệt 1/500?
Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 21 Nghị định số: 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý Đầu tư phát triển đô thị, Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận đầu tư sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng đối với Dự án có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên.
Người dân cho rằng, với quy mô dự án Khu đô thị sinh thái và dân cư Rạch Tràm trong Quyết định 633/QĐ-TTg của TTCP là 102 ha (UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận quy mô khoảng 173ha) thì dự án vẫn phải có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng.
Bên cạnh đó, việc triển khai, thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái và dân cư Rạch Tràm cũng không được lấy ý kiến của các Bộ theo quy định tại Điều 13 Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển phải lấy ý kiến các Bộ.
Như vậy, việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho CityLand đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm tại xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang liệu có vi phạm quy định tại Quyết định số Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng chính phủ; vi phạm quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP và quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014?
Dự án không thông qua đấu giá, đấu thầu?
Được biết, về mặt nguyên tắc, việc tổ chức thu hồi đất phải đảm bảo đúng về thẩm quyền, quy trình, trình tự thủ tục liên quan đối với từng dự án. Trước khi thực hiện và triển khai dự án trên khu đất được quy hoạch, thì khu đất thực hiện dự án đã được thu hồi và bàn giao đúng theo các quy định về đầu tư, đấu thầu. Tức là, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải hoàn tất việc thu hồi thì mới bàn giao đất thực địa cho nhà đầu tư triển khai.
Điều 62 Luật Đất đai về việc “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng…” cũng không có nội dung nào quy định việc Nhà nước thu hồi đất để giao cho công ty tư nhân thực hiện “dự án khu du lịch sinh thái và dân cư” mà không qua đấu giá, đấu thầu.
Tuy nhiên, có vẻ như dự án Khu đô thị sinh thái và dân cư Rạch Tràm đã “về tay” chủ đầu tư CityLand chẳng mấy khó khăn, không phải thông qua đấu giá, đấu thầu.
Cưỡng chế thu hồi đất dù chưa bố trí tái định cư?
Một trong những vấn đề nổi cộm khiến người dân sinh sống tại Rạch Tràm bất bình, phản đối dự án là việc thời gian gần đây, người dân đã nhận được thông báo về việc cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái và dân cư Rạch Tràm. Trong khi đó, việc bố trí tái định cư cho người dân còn nhiều vướng mặc, chưa kể số tiền mà người dân được nhận đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng lại quá thấp, thậm chí không đủ để chi trả một mảnh đất tái định cư.
Phu Quoc: Loat van de can lam ro tai du an Khu du lich sinh thai Rach Tram cua CityLand-Hinh-4
 Người dân lo lắng vì sắp bị cưỡng chế thu hồi đất mà chưa có nơi để về
Suốt những năm qua, không lẽ nào những thắc mắc của người dân mà các cơ quan địa phương lại không biết, không hay. Trên đây chỉ là một số vấn đề nổi cộm tại dự án Khu đô thị sinh thái và dân cư Rạch Tràm, PV chưa thể truyền đạt hết toàn bộ những vướng mắc, nỗi niềm của người dân.
*Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin.

BĐS An Gia vẫn ngập trong nợ vay đang “ôm” những dự án nào?

(Kiến Thức) - Cả 3 dự án tồn kho của CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia đều đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. 

BĐS An Gia vẫn ngập trong nợ vay đang “ôm” những dự án nào?
Theo báo cáo tài chính quý 4/2019, tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia đạt 5.398 tỷ đồng, tăng 136% so với đầu năm, trong đó hàng tồn kho tăng vọt từ mức 53 tỷ đồng đầu năm lên gần 2.612 tỷ đồng.
Trong khi đó, khoản nợ vay của công ty này cũng tăng gấp 2,7 lần so với đầu năm 2019, tương đương hơn 3.945 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính dài hạn lên đến 810 tỷ đồng, gấp 6,6 lần so với năm 2018.

12 đại dự án thua lỗ ngàn tỷ: Không thể phục hồi thì cho phá sản

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu, dự án thua lỗ, yếu kém nào không thể phục hồi thì kiên quyết giải thể, phá sản chứ không để phát sinh thiệt hại vốn nhà nước.

12 đại dự án thua lỗ ngàn tỷ: Không thể phục hồi thì cho phá sản
Nội dung được Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nhấn mạnh tại phiên họp lần thứ 9 Ban Chỉ đạo xử lý các yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ thuộc ngành công thương.

12 dự án của đại gia Phạm Thị Hường sai phạm gì... bị “sờ gáy“?

(Kiến Thức) - Bộ Tài chính đề nghị rà soát nguồn gốc nhà, đất công tại 12 dự án trong 17 dự án nhà ở tại Bình Dương do các công ty gia đình bà Phạm Thị Hường làm chủ đầu tư. 

12 dự án của đại gia Phạm Thị Hường sai phạm gì... bị “sờ gáy“?
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ cho ý kiến về báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát phản ánh của báo chí, đơn thư về vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng tại tỉnh Bình Dương. 
Đáng chú ý, một trong những vụ việc được đề cập đến là tình hình quản lý, sử dụng đất đai đối với 17 dự án nhà ở do nhóm công ty gia đình “nữ đại gia” Phạm Thị Hường làm chủ đầu tư.

Tin mới