Phục chế tranh cổ, rùng mình phát hiện chi tiết ma quái bị giấu nhẹm
Bức tranh "Cái chết của Hồng y Beaufort" của họa sĩ thế kỷ 18 Joshua Reynolds sáng tạo cách đây 230 năm, đã tiết lộ một chi tiết rùng mình trong quá trình phục chế.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Bức tranh cổ tái hiện cảnh cái chết của Hồng y Beaufort từ vở kịch "Henry VI, Part 2" của Shakespeare.
Sau thời gian trưng bày tại Phòng trưng bày Shakespeare, bức tranh đã được National Trust phục chế, chuyên gia đã phát hiện ra hình ảnh của một "ác quỷ" được vẽ tinh tế.
Hình ảnh ác quỷ với chiếc răng nanh và nụ cười nham hiểm xuất hiện phía trên đầu của Hồng y Beaufort đang hấp hối.
Bức tranh cuối cùng của Reynolds đã được trưng bày lần đầu tiên vào năm 1789, sau nhiều lớp sơn, hình ảnh ác quỷ đã được phục chế và bức tranh đã trở lại trưng bày tại Petworth House ở West Sussex, Anh.
John Chu, giám tuyển quốc gia cấp cao phụ trách hội họa và điêu khắc, giải thích rằng vào thời điểm bức tranh ra đời, người ta không thể chấp nhận sự xuất hiện của ma quỷ trong tranh. Do đó, hình ảnh ác quỷ trong tranh đã bị che lấp lại bằng nhiều lớp sơn.
Joshua Reynolds (1723 - 1792) là một họa sĩ chân dung người Anh thế kỷ 18, là người có ảnh hưởng thời bấy giờ.
Được Vua George III phong tước Hiệp sĩ vào năm 1769, Reynolds là người sáng lập và là chủ tịch đầu tiên của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia