Phục dựng thi hài cổ “tứ đại mỹ nữ” gây “sốc” cộng đồng mạng

Trung Quốc cổ đại ngoài "Tứ đại mỹ nhân" đi vào truyền thuyết là Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân, Dương Quý Phi thì vẫn còn "tứ đại mỹ nữ cổ trang" được ca tụng là "Chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn",

Phuc dung thi hai co “tu dai my nu” gay “soc” cong dong mang

Công chúa Tiểu Hà.

Năm 1934, nghĩa trang Công chúa Tiểu Hà ở Tân Cương được phát hiện, còn sớm hơn so với "Cô gái Lâu Lan" được phát hiện vào năm 1980. Người phát hiện ra là Bergman, một học giả người Thụy Điển thuộc Đoàn thám hiểm khoa học chung Trung Quốc-Thụy Sĩ. Bergman đã rất ngạc nhiên trước vẻ đẹp của xác ướp nữ. Trong “Bút ký khảo cổ học” có tán tụng là: “Một người con gái đẹp có nhan sắc không thể nào quên! Cô ấy mặc quần áo quý phái, mái tóc đen dài rẽ ngôi giữa, đội một chiếc mũ phớt màu vàng có mũ trùm đầu màu đỏ. Đôi mắt cô ấy hơi nhắm lại, như thể vừa mới chìm vào giấc ngủ. Mũi móc câu xinh đẹp, đôi môi mỏng khẽ mở hé lộ hàm răng, đúng là nụ cười vĩnh cửu cho thế hệ mai sau". Sau này, dựa trên xác ướp đó, Triệu Thành Văn, Giáo sư tại Học viện Cổ học Trung Quốc đã khôi phục được hoàn toàn dung mạo phản ánh cơ bản khuôn mặt của Công chúa Tiểu Hà trước khi bà qua đời.

Phuc dung thi hai co “tu dai my nu” gay “soc” cong dong mang-Hinh-2

Lý Thùy, cháu gái của Hoàng đế Thái Tông Lý Thế Dân.

Xác ướp được phát hiện ở Tây An vào năm 2003. Theo văn bia, người phụ nữ này tên là Lý Thùy, cháu gái của Hoàng đế Thái Tông Lý Thế Dân. Bà mất vì bệnh vào năm thứ 24 của Hoàng đế Huyền Tông nhà Đường ở tuổi 25. Tính đến nay đã hơn 1.200 năm. Việc phục chế hình ảnh này gặp nhiều khó khăn, khi phát hiện hài cốt thì bị mất toàn bộ hàm dưới. Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Hình ảnh và Thực tế ảo của Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nơi phụ trách việc phục chế chân dung, đã sử dụng các kỹ thuật phục hồi sọ mặt và các lý thuyết khảo cổ học để tái tạo vẻ đẹp của nàng. Từ những bức họa phục hồi hình ảnh cổ nhân, đây cũng là mỹ nhân cổ trang béo nhất trong số các mỹ nhân cổ trang, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người đời Đường coi béo là đẹp.

Phục dựng thi hài cổ “tứ đại mỹ nữ” gây “sốc” cộng đồng mạng ảnh 3

Cháu dâu của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, vợ thứ tư của Tịnh Vương Chu Điện Bồi

Ngôi mộ được phát hiện trong một công trường xây dựng của Đại học Giao thông Hoa Đông Trung Quốc ở ngoại ô phía Bắc Nam Xương vào tháng 12 năm 2001. Mộ cách mặt đất tám mét, xung quanh là đất sét trắng, tiếp đến là gạch mộ, giữa gạch mộ và quan tài có nhựa thông dày từ 15 đến 30 cm. Bên trong quan tài có thi hài được quấn lụa, lớp thứ nhất có 5 nút thắt và lớp thứ hai là 12 nút thắt. Sau khi mở ba lớp vải thi thể, xác chết được tiết lộ: "Đó là một xác chết phụ nữ ăn mặc lộng lẫy với mái tóc đen và lông mày tỉa lá liễu, nước da thậm chí vẫn còn đẹp như bình thường, được bảo quản vô cùng hoàn hảo". Đánh giá từ các phát hiện khảo cổ học, đây là lăng mộ vương phi của Ninh Vương triều đại nhà Minh. Thi thể phụ nữ là thi thể của cháu dâu của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, vợ thứ tư của Tịnh Vương Chu Điện Bồi. Giáo sư Triệu Thành Văn của Học viện Cổ học Trung Quốc đã sử dụng phương pháp công nghệ cao để phục chế thành công đầu của vương phi thời nhà Minh. Từ bức ảnh phục chế có thể thấy vương phi nhà Minh là người có vẻ đẹp phương Đông điển hình nhất với gương mặt trái xoan.

Phục dựng thi hài cổ “tứ đại mỹ nữ” gây “sốc” cộng đồng mạng ảnh 4

Hương Phi

Thi hài cổ được phát hiện vào tháng 1 năm 2001 khi đào móng của một tòa nhà dân cư thương mại ở vườn Lê thuộc Tây Quan thành, huyện Đãng Sơn, tỉnh An Huy. Khi phát hiện, xác ướp nhìn sống động như thật, cho tới khi các nhà khảo cổ biết tới để nghiên cứu thì cái xác đã bị phong hóa và biến dạng. Người ta nói rằng khi mở quan tài ra, vẫn tỏa ra một mùi thơm phức, cách xa vài mét cũng có thể ngửi thấy. Người đẹp được chôn cất hạ táng trong trang phục có tẩm mã não, và hoa văn của vải quần áo cũng có thêu rất nhiều rồng và phượng, tượng trưng cho quyền lực của Hoàng gia. Đây sẽ không phải là một người phụ nữ bình thường, mà phải là một quý phi, một số người đã còn truyền rằng đây chính là người thiếp yêu thích của Càn Long - Hương Phi. Càng thần bí hơn là đây là cái chết dị thường, trên cổ bị khắc vết dao hình chữ T, nghi là đã được phi tang xác. Sau đó, một số học giả phân tích rằng vết rạch trên cổ là do sau khi thi thể được tìm thấy có ai đó cố cạy miệng và cắt cổ bà. Nhưng danh tính thực sự và nguyên nhân cái chết của xác ướp này cho tới nay vẫn là điều bí ẩn nhất  

Phong tục quái đản thời cổ đại Trung Quốc: Cho thuê, thế chấp vợ

Phong tục cưới xin ở Trung Quốc cổ đại tương đối phức tạp, trong đó chính là tục cho thuê thế chấp vợ.

Thời cổ đại Trung Quốc, người phụ nữ trở thành món hàng có giá trị để mang ra cầm cố, cho thuê thế chấp vợ.

Nghệ thuật phong thủy trong kiến trúc Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc) thu hút lượng khách khổng lồ nhờ kiến trúc tuyệt đẹp và ý nghĩa sâu xa trong từng chi tiết. Đằng sau đó là nghệ thuật phong thủy lâu đời.

Năm 1402, Minh Thành Tổ lên ngôi hoàng đế sau khi chiếm được Nam Kinh, sau đó dời đô về Bắc Kinh. Việc tấn công Nam Kinh và chuyển kinh thành về Bắc Kinh đều ngược hẳn với luật của tổ tiên. Do đó, khi xây dựng cung điện, ông muốn thêm nhiều yếu tố kiến trúc giúp củng cố ngai vàng.

Điều đó đồng nghĩa với việc cung điện sẽ được thiết kế để Minh Thành Tổ có vị trí như hoàng đế được thần linh lựa chọn và thuận theo ý trời. Vì thế, Hoàng đế đã cử người về phía Nam tuyển chọn các bậc thầy phong thủy và thợ thủ công điêu luyện, đưa về Bắc Kinh để bắt tay xây dựng hoàng thành. Trong số đó, Nguyễn An người Việt được giao trọng trách làm tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành (cùng với Sái Tín).

Tin mới