Phước duyên được gặp Phật

Có đức tin vào Phật pháp thì chắc chắn sẽ được gặp Phật, được các Ngài gia hộ.

Phước duyên được gặp Phật
Một hôm trên đường đi làm, ngang qua con đường Cống Lở (P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM), tình cờ tôi thấy những pho tượng gỗ khắc Đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn nằm lung tung trên bãi cỏ gần một miệng cống đen ngòm. Có khoảng chừng 10 pho tượng khá giống nhau về kích thước (dài 40cm, cao 10cm) đang trong giai đoạn khắc thô chưa hoàn chỉnh.
Lúc đầu tôi nghĩ chắc là của một cơ sở điêu khắc gỗ nào gần đó mang ra phơi nắng. Tôi thầm trách: “Bộ hết chỗ phơi hay sao mà lại đem tượng Phật ra gần miệng cống nơi dơ bẩn uế tạp thế này mà phơi”. Dù những pho tượng khắc đẽo chưa hoàn tất nhưng cũng đã hình dung được đó là tượng Đức Phật Thích Ca nhập diệt, theo lẽ thì cần phải tôn kính; còn nếu là những tượng bị lỗi về kỹ thuật thì cũng không nên vứt bỏ bừa bãi như thế mà phải đem tịnh hóa, đốt đi. Là một Phật tử, tôi rất đau lòng khi nhìn thấy hình ảnh của Đức Thế Tôn cao quý và linh thiêng được mọi người kính lễ, vậy mà bị nằm trơ ra trên sình bùn, đất cát, phơi nắng phơi mưa thật xót ruột.
Phuoc duyen duoc gap Phat
 Ảnh minh họa.
Thời gian này thời tiết đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Gần một tuần lễ trôi qua những pho tượng gỗ kia vẫn nằm lăn lóc trong mưa nắng, trước mắt bao nhiêu người đi đường ngang qua mỗi ngày nhưng ai cũng thờ ơ, xem như là những khúc gỗ vô tri vô giác. Riêng tôi thì cảm thấy tội lỗi cho những ai đã vứt bỏ tượng Phật ngổn ngang như thế.
Cho đến thứ Bảy cuối tuần, tôi nghỉ làm việc buổi chiều, trong cái nắng chói chang của Sài Gòn, trên đường về nhà đi ngang qua những pho tượng đó, tôi quyết định dừng xe lại bước vào ngôi nhà đối diện hỏi thăm về những pho tượng thì được biết rằng: “Không biết của ai đem đến bỏ ở đó nữa”. Tôi như được mở cờ trong bụng, vì từ lâu tôi có ước nguyện sẽ thỉnh một pho tượng Phật Thích Ca nhập Niết-bàn nho nhỏ về thờ, nay nghe nói vậy giống như nhân duyên Phật đã đến với mình. Trong số các pho tượng, tôi chỉ chọn được bốn Ngài vì đã được khắc đẽo tương đối hoàn chỉnh, số còn lại thì chỉ mới ở dạng phác thảo, tất cả được đặt trên một bệ xi-măng gần đó.
Tôi liền xin phép mọi người mang bốn pho tượng Phật về nhà, trong lòng rất vui mừng giống như vừa trúng số vậy. Tôi đem tắm tượng sạch sẽ, sơn phết lại cho đẹp và làm lễ an vị Phật (ảnh). Dường như có một điều kỳ lạ ở đây, có lẽ Đức Phật biết được ý nguyện của tôi nên đã chờ tôi gần một tuần lễ để tôi thỉnh các Ngài về mà không phải một ai khác. Vì ngay hôm sau khi tôi đi làm ngang qua đây thì những pho tượng còn lại trên bệ xi-măng đều biến mất.
Một điều vi diệu nữa mà tôi muốn chia sẻ với mọi người rằng, kể từ khi thỉnh được bốn pho tượng Phật về nhà, tôi luôn gặp may mắn, thuận lợi trong công việc, an lạc trong cuộc sống, quan trọng hơn hết là hạt giống Bồ-đề trong tâm tôi luôn phát triển, rất tinh tấn trên con đường tu tập và hành trì Phật pháp.
Qua câu chuyện này, tôi muốn chia sẻ với mọi người rằng: Nếu như chúng ta có đức tin vào Phật pháp thì chắc chắn sẽ được gặp Phật, được các Ngài gia hộ, luôn gặp may mắn và an lạc trong cuộc sống. Phước duyên sẽ đến với những ai luôn tinh tấn trên con đường tu tập và thực hành theo Chánh pháp.

Phật ở đâu?

Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào...

Phật ở đâu?
Thuở xưa có anh chàng đọc kinh, nghe nói về Phật thích lắm, nhất định đi tìm cho gặp Ngài mới nghe. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, hầm hố, gian nguy hiểm trở... chàng vẫn chưa được gặp Phật giống như hình dáng trong kinh đã diễn tả: “Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp hào quang sáng chói.”
Hình ảnh chỉ mang tính minh họa.
 Hình ảnh chỉ mang tính minh họa.

Đời sống đạo đức

Sống với tam quy, ngũ giới là tiêu chuẩn căn bản đạo đức của người Phật tử.

Đời sống đạo đức
Nói đến đời sống đạo đức, chủ yếu là đạo đức Phật giáo. Tất cả các tôn giáo có quan niệm đạo đức riêng, còn đạo đức của con người thì tùy theo dân tộc, lãnh thổ, quốc gia, tập quán mà có quan niệm đạo đức khác nhau. Thí dụ đạo đức theo Nho giáo có tam cương ngũ thường, đối với phụ nữ thì có tứ đức tam tòng. Đạo đức của Nho giáo nhằm xây dựng con người trong xã hội, nhưng đạo đức theo Phật giáo xây dựng từ con người nâng lên vị trí Hiền thánh.

4 ác nghiệp của đời người

Ai mà khẩu nghiệp không thanh tịnh thì chịu tội cắt lưỡi ở địa ngục.

4 ác nghiệp của đời người
Thời khắc nào cũng phải tự quản chế mình, không nên buông thả hay nói năng bừa bãi. Nếu trồng nhân không thanh tịnh, tương lai chúng ta nhất định sẽ gặt quả không thanh tịnh.

Tin mới