Phước "tám ngón": Câu chuyện khởi đầu tội lỗi

Người ta kể rằng, khoảng 15 - 16 tuổi, giận cha mình, Phước "tám ngón" đã trói ông ta thả xuống giếng, khiến ông sợ đến bất tỉnh mới chịu kéo lên.

Máu giang hồ như thể có sẵn từ khi sinh ra, cuộc đời “Phước tám ngón” cho đến khi trở thành tội phạm hình sự nguy hiểm trở thành một cuốn tiểu thuyết bạo lực dài với nhiều chương buồn đau.
Giang hồ từ huyết quản
Giang hồ “Phước tám ngón” tên thật là Nguyễn Hữu Thành, sinh năm 1971 trong một gia đình nghèo ở Dĩ An, Thuận An, tỉnh Sông Bé cũ (nay là Bình Dương). Ngỗ ngược, hung hãn ngay từ khi còn là một đứa bé, y lại được trời phú cho một gương mặt khá sáng sủa.
Bàn tay trái của Phước bị cụt mất 2 ngón. Năm 16 tuổi, trong một lần đàn đúm bạn bè, bị mẹ la mắng, Phước đã xách dao, kê bàn tay trái của mình xuống sàn, chặt phăng luôn ngón trỏ và ngón cái. Đó là nguồn cơn của cái biệt danh không trật đi đâu được của gã giang hồ này.
Học hết lớp 1, đọc viết còn chưa thạo, Phước đã bỏ ngang, ở nhà đi chơi bắt đầu cuộc đời tội lỗi của mình. Người ta kể rằng, khoảng 15-16 tuổi, giận cha mình, Phước đã trói ông ta thả xuống giếng, khiến ông sợ đến bất tỉnh mới chịu kéo lên.
Phước “tám ngón”, sát nhân máu lạnh.
Phước “tám ngón”, sát nhân máu lạnh. 
Không chịu cải tạo, Phước trốn trại rồi mua súng lập băng cướp. Trong thời kỳ lừng lẫy này của Phước, băng cướp có vũ trang của y đã hoành hành ở nhiều địa phương thuộc khu vực Thủ Đức và vùng lân cận TP.HCM. Đây cũng là thời kỳ mà tên tuổi của Phước “tám ngón” nổi lên trong giới giang hồ như một ông trùm máu lạnh, giết người không ghê tay.
Máu côn đồ dường như có sẵn trong huyết quản, Phước hung hãn ngay từ khi mới chỉ là một đứa trẻ. Bỏ nhà đi bụi đời, sống bằng cờ bạc, trộm cắp, cướp bóc nên năm 1988, Tòa án nhân dân quận Gò Vấp tuyên phạt Phước 36 tháng tù giam. Sau đó, Phước lại tiếp tục bị Công an TP.HCM bắt rồi di lý cho Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đưa đi cưỡng bức lao động.
Trong thời gian này, Phước kết hôn với chị L.T.T. T bằng một cuộc hôn nhân nhiều chuyện ly kỳ. Chuyện đồn rằng, đó là cuộc hôn nhân không lễ cưới, không xe hoa, không chụp ảnh nhưng vô cùng tai tiếng. Thay vì đồ sính lễ, Phước đã tới nhà cha mẹ vợ, xin dâu bằng một khẩu súng. Quá hãi hùng trước sự máu lạnh của Phước, nhà gái đành buông xuôi, mặc cho Phước muốn đưa con gái mình đi đâu thì đi.
Người ta còn đồn rằng vợ Phước không yêu y mà trước đó đã đem lòng yêu một chàng trai khác. Nhưng Phước thì không nghĩ nhiều đến chuyện ấy. Biết T. đã đính hôn và sắp sửa làm đám cưới với người yêu, Phước đến nhà, bắt chị T. phải đi chơi cùng để nói lời chia tay. Phước nhắn nhủ: Từ chối cũng được, nhưng đàn em của Phước có làm điều gì đó với T. và gia đình cũng cố gắng… thông cảm cho. Sợ hãi, T. đành phải đi theo Phước.
Máu lạnh
Khi chúng tôi đến thăm trường bắn Long Bình (quận 9, TP.HCM) cách đây ít lâu, một “phu trường bắn” chỉ cho chúng tôi xem một nấm mộ đất được chôn xiêu vẹo: “Nguyễn Văn Thành (SN 1971), mất ngày 22.10.1996”. Đó chính là nơi Phước “tám ngón” đã nằm lại sau bao nhiêu tội ác đã gây ra. Ở Phước “tám ngón” tập trung tất cả sự hung ác mà người ta có thể hình dung ra nơi một con người.
Phước tám ngón: Câu chuyện khởi đầu tội lỗi-2
Những nấm mộ tại trường bắn Long Bình (quận 9, TP HCM) nơi Phước “tám ngón” kết thúc cuộc đời tội ác
Trước tình hình trên, Công an TP.HCM và các tỉnh lân cận đã lên kế hoạch phối hợp triệt phá băng tội phạm nguy hiểm này. Một năm sau, Phước “tám ngón” sa lưới. Ngày 24.6.1994, Phước bị Tòa án nhân dân TP HCM tuyên án tử hình về các tội: giết người, cướp tài sản.
Đầu năm 1991, khu vực Thủ Đức (TP HCM) và thủy điện Trị An (tỉnh Đồng Nai) là nơi băng cướp của Phước “tám ngón” hoành hành. Băng cướp này đã dùng súng bắn bị thương một người đi đường ở Đồng Nai. Sau đó, trong vòng gần 1 tháng, băng cướp liên tiếp gây ra hai vụ cướp, một vụ trộm và bắn chết một nạn nhân tại Thủ Đức.
Phước “tám ngón” sa lưới lần thứ nhất. Như được giải thoát, chị L.T.T.T quay về nhà sống với cha mẹ ruột ở Thủ Đức. Gia tài duy nhất còn lại sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi với ông trùm là cái bụng khệ nệ sắp tới ngày sinh nở.
Với bề dày tội ác giết người cướp của như vậy, ngày 24.6.1994, Phước “tám ngón” đã bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên án tử hình về các tội giết người, cướp tài sản công dân. Cùng thời điểm này, vợ Phước sinh ra một bé gái đầu lòng.
Một tên tội phạm nổi tiếng về sự liều lĩnh, hung hãn sống những ngày ngắn ngủi cuối cùng, Phước như một con mãnh thú cùng đường, trở nên liều lĩnh hơn. Suốt 8 tháng bị giam giữ, Phước “tám ngón” chưa lúc nào từ bỏ ý định vượt ngục. Vượt được ngục Chí Hòa là điều không thể, nhưng với Phước “tám ngón” lừng lẫy thì đó lại là một câu chuyện khác vì hành trình tội ác của Phước mới chỉ bắt đầu.

Trò quái gở ở ngôi mộ Phước “tám ngón“

Bãi đất trống trước mộ Phước “tám ngón” chẳng khác nào bãi chiến trường với vô khối vỏ chai và những thây người say xỉn…

Cứ mỗi lần trúng số là những người ôm ấp giấc mộng đổi đời ấy lại đem lễ đến trước mộ Phước “tám ngón” để tạ ơn. Hầu hết những kẻ đến đây “xin lộc” đều đánh lớn nên lễ tạ ơn ấy cũng rình rang, linh đình lắm.

Lời kể rùng rợn của phu mộ trường bắn

Trước khi hành quyết tử tù, Ba Son được trại giam thông báo để đào huyệt. Khi tràng đạn vừa dứt, tử tù gục xuống, ông mang họ đi chôn.

Trường bắn Long Bình (quận 9, TP HCM) từ lâu được xem là nghĩa địa hắc ám với người phạm tội. Đó là nơi dừng chân cuối cùng của những tử tù từng "đội trời đạp đất" như Năm Cam, Phước ''Tám ngón'', Epco Tăng Minh Phụng…
Những ngôi mộ nhỏ nhắn nằm khuất dưới lớp cỏ lau rậm rịt, tấm bia ghi vài dòng ngắn ngủi tên, quê quán, ngày xử bắn. Những câu chuyện rùng rợn về tử khí vong hồn, những con người bám vào xác chết để sống qua lời kể của phu mộ khét tiếng Ba Son cho thấy người sống không chừa nơi nào kiếm sống.

Tin mới