Phương Tây gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay

(Kiến Thức) - Cựu nghị sĩ Mỹ "Ron" Paul  đổ lỗi cho chính sách của phương Tây  ở Trung Đông đã gây ra dòng người tị nạn chưa từng thấy đổ vào Châu Âu.

Phương Tây gây ra cuộc khủng hoảng  tị nạn hiện nay
Cựu nghị sĩ Cộng hòa Ronald Ernest "Ron" Paul đã hai lần ra tranh cử tổng thống Mỹ trong khuôn khổ đảng Cộng hòa và một lần thay mặt đảng Tự do chạy đua và Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1988.
Phuong Tay gay ra cuoc khung hoang  ti nan hien nay
Cựu nghị sĩ Mỹ "Ron" Paul  đổ lỗi cho chính sách của phương Tây ở Trung Đông gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay.
Ông “Ron” Paul gọi là cuộc khủng hoảng tị nạn ở Châu Âu hiện nay là "nhân tạo" và do các “chính phủ tạo ra”.  Ông nói:  “Lý do khiến cho dòng người tị nạn lớn chưa từng có chạy khỏi Syria, Libya, Afghanistan và Iraq là do chính sách can thiệp của Mỹ và Châu Âu. Chính sách này đã khiến cho các nước nói trên bị tàn phá và không có hy vọng hồi phục kinh tế. Dòng người di cư khổng lồ từ Trung Đông và ở các nơi khác là hậu quả trực tiếp của chính sách thay đổi chế độ, xâm lược và thúc đẩy dân chủ trên họng súng của chủ nghĩa thực dân mới”.  Theo ông , các cuộc can thiệp quân sự do phương Tây cầm đầu thường ít quan tâm đến những hậu quả và chủ yếu là do mong muốn lật đổ các nhà lãnh đạo “không được ưa chuộng” như cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.  
Cựu nghị sĩ Cộng hòa “Ron” Paul nói tiếp: "(Tổng thống Syria) Assad có thể không phải là một người  tốt, nhưng các lực lượng đã được dựng lên để lật đổ ông ta xem ra còn tồi tệ và nguy hiểm hơn nhiều. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi dòng người tị nạn tuyệt vọng chạy  khỏi Syria”. Ông lưu ý thêm rằng nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS không hề  tồn tại trước khi Mỹ xâm lược Iraq năm 2003.
Thế nhưng,  những người chịu trách nhiệm về tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông lại không bao giờ chịu trách nhiệm về những gì mà họ đã làm. Thay vào đó, họ lại đưa ra những giải pháp sai lầm để giải quyết những hậu quả tồi tệ  mà chính họ gây ra.
Về việc tướng bốn sao về hưu David Petraeus, người đã mất chức giám đốc CIA vì bê bối ngoại tình và tiết lộ bí mật quốc gia, cho rằng Mỹ nên làm việc với các thành viên “ôn hòa” của tổ chức khủng bố al-Qaeda để tiêu diệt nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS, cựu nghị sĩ Ron Paul khẳng định:  "Ý kiến cho rằng Mỹ có thể cứu chính sách Syria thất bại bằng cách liên minh với al-Qaeda… quả là khủng khiếp".
Để giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay, cựu nghị sĩ  “Ron” Paul kêu gọi phương Tây  “tránh can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác".  Ông kêu gọi phương Tây: “Hãy chấm dứt  can thiệp vào công việc của nước khác. Hãy cổ vũ cho sự thịnh vượng đi kèm với một chính sách đối ngoại hòa bình”.

Ukraine đang tự bắn vào chân mình

(Kiến Thức) - Người Ukraine đang tự bắn vào chân mình, khi tiến hành các cuộc “cách mạng cam 2004”, “Maidan 2014” và “biến bạn thành thù” đoạn tuyệt với quá khứ xô viết.

Ukraine đang tự bắn vào chân mình
Người Ukraine đã tự bắn vào chân mình trong cuộc “cách mạng cam năm 2004”, “EuroMaidan 2014” và “Maidan 2015” (EuroMaidan 2.0). Đó là những vết thương xem ra không cần thiết nhưng lại cướp đi sinh mạng của gần 7.000 công dân nước này và đẩy đất nước đến bờ vực phá sản.
Ukraine dang tu ban vao chan minh
Phe cực hữu Ukraine đang làm "cách mạng EuroMaidan 2.0", sau khi làm đảo chính lật đổ chính quyền  Tổng thống Yanukovych.
Khi lên án vụ bạo loạn mới đây trước trụ sở Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine), Tổng thống Poroshenko gọi “các chiến sĩ Maidan” ngày hôm qua là "những kẻ khủng bố" ngày hôm nay. Các hãng tin AP, AFP, Reuters, Bloomberg... cũng đua nhau ca ngợi “lòng can đảm” của lực lượng thực thi pháp luật chống lại các phần tử khủng bố, dân tộc cực đoan  và thậm chí vô chính phủ đang phá hủy Nhà nước Ukraine.

Trung Quốc: Không thể coi thường ảnh hưởng Giang Trạch Dân

(Kiến Thức) - Mặc dù tuổi cao có thể khiến cựu Chủ tịch Trung Quốc bất lợi ít nhiều, nhưng ảnh hưởng của ông Giang Trạch Dân là "không thể coi thường".

Trung Quốc: Không thể coi thường ảnh hưởng Giang Trạch Dân
Tạp chí Nikkei Asia Review ngày 4/9 bình luận, sự xuất hiện của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân trên lễ đài Thiên An Môn tham dự duyệt binh ngày 3/9 cho thấy cuộc đấu tranh quyền lực trên bầu trời chính trị Trung Nam Hải sẽ vẫn tiếp tục. Dù tuổi cao khiến lợi thế của Giang Trạch Dân không còn được như trước, nhưng ảnh hưởng của nhà lãnh đạo này vẫn khiến cho ai đó không thể "cợt nhả" với ông.
Chủ tịch Tập Cận Bình và "nguyên lão tiền nhiệm" Giang Trạch Dân trên lễ đài duyệt binh tại Thiên An Môn ngày 3/9/2015.
Chủ tịch Tập Cận Bình và "nguyên lão tiền nhiệm" Giang Trạch Dân trên lễ đài duyệt binh tại Thiên An Môn ngày 3/9/2015. 
Đã có nhiều tiếng xôn xao khi người ta thấy Giang Trạch Dân bước lên lễ đài duyệt binh cùng với Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào. Cuộc thập tự chinh chống tham nhũng "đả hổ đập ruồi" mà ông Tập Cận Bình phát động đã xử lý thành công cựu Trưởng ban Chính pháp trung ương Chu Vĩnh Khang và hai Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, những phụ tá đắc lực của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.

Nhức nhối cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu

(Kiến Thức) - Khủng hoảng di cư ở Châu Âu là vấn đề nhức nhối khi càng có nhiều thảm kịch xảy ra trong những hành trình vượt biên mạo hiểm của những người chạy loạn.

Nhức nhối cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu
Cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu đã leo thang trong những tháng gần đây, để lại một vấn đề nhức nhối cho lãnh đạo các nước nhằm tìm ra một giải pháp hữu hiệu ngăn dòng người đang đổ về lục địa già này.
Nhuc nhoi cuoc khung hoang di cu o Chau Au
 Những người di cư mắc kẹt lại tại nhà ga chính ở Thủ đô Budapest, Hungary.

Tin mới