Phương Tây phải sẵn sàng cho bế tắc lâu dài với Nga

(Kiến Thức) - "Phương Tây phải sẵn sàng cho một cuộc bế tắc lâu dài và không nhanh chóng nối lại quan hệ bình thường với Nga như hồi chiến tranh Gruzia 2008".

Phương Tây phải sẵn sàng cho bế tắc lâu dài với Nga
"Chiến lược của chúng tôi là phải trở thành một thể chế nhất quán và có sự kiên nhẫn trong các quyết sách. Nga hi vọng chúng tôi sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và quay trở lại mối quan hệ bình thường với họ mà họ không cần thay đổi hành vi", Phó Tổng Thư ký NATO Alexander Vershbow nói trong bài phát biểu trước các đại biểu tham gia Hội nghị chính sách đối ngoại Leangkollen ở Oslo ngày 2/2.
Phuong Tay phai san sang cho be tac lau dai voi Nga
 Phó Tổng Thư ký NATO Alexander Vershbow.
"Đó cơ bản là những điều chúng tôi đã làm sau cuộc chiến ở Gruzia năm 2008. Tuy nhiên, tại thời điểm bây giờ, chúng tôi phải đối diện với điều đó", ông Vershbow - cựu Đại sứ Mỹ tại Nga - nói.
Cuộc chiến Gruzia hồi năm 2008 đã làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây. Không có các lệnh trừng phạt trực tiếp lên Nga sau sự kiện trên. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) và NATO sớm nối lại quan hệ bình thường với Moscow.
Cùng với đó, ông Vershbow nói rằng, NATO không muốn đối đầu với Nga và khẳng định không muốn thấy sự thay đổi chế độ nào ở nước này.
"Điều chúng tôi muốn là Nga nên thay đổi hành vi của họ và quay trở lại đi theo tinh thần hợp tác. Điều này cần một khoảng thời gian dài nữa và chúng tôi cần có một sự kiên nhẫn để chờ điều đó. Tôi không nghĩ, chúng tôi có bất cứ sự thay thế nào cả", ông phát biểu.
Sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào hồi tháng 3/2014 và việc NATO cáo buộc Moscow dính líu trực tiếp tới cuộc xung đột miền đông Ukraine, phương Tây bắt đầu phản ứng cứng rắn hơn đối với nước này. Cụ thể, EU và Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga, còn NATO ngừng tất cả các hợp tác với Moscow.

NATO quyết hỗ trợ Ukraine và rắn tay với Nga

(Kiến Thức) - Các đại biểu tham dự Hội đồng Nghị viện NATO lần thứ 60 nhất trí thông qua nghị quyết hỗ trợ Ukraine và kiên quyết "rắn tay" hơn với Nga.

NATO quyết hỗ trợ Ukraine và rắn tay với Nga
“Hội đồng thúc giục các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đảm bảo thực hiện đầy đủ và nhanh chóng các cam kết trong việc hỗ trợ Ukraine. Ngoài ra, Hội đồng cũng kêu gọi các nước thành viên nhanh chóng xem xét các biện pháp hỗ trợ nước này về mặt kinh tế, chính trị, tài chính và kỹ thuật để giúp Ukraine bảo vệ chủ quyền và xây dựng một nhà nước dân chủ, mạnh mẽ”, trích nghị quyết của Hội đồng nghị viện NATO được công bố rộng rãi vào ngày 24/11.
Các đại biểu tham dự phiên họp toàn thể của Hội đồng Nghị viện NATO lần thứ 60 ngày 24/11.
Các đại biểu tham dự phiên họp toàn thể của Hội đồng Nghị viện NATO lần thứ 60 ngày 24/11.
Nghị quyết trên, được đại diện Ba Lan Witold Jan Waszczykowski chuẩn bị, còn đề cập tới các nỗ lực ngoại giao để giải quyết một cách hòa bình cuộc xung đột vũ trang ở miền đông Ukraine cũng như ngăn nó trở thành “cuộc xung đột đóng băng”.

Thủ tướng Đức: NATO không đối đầu với Nga

(Kiến Thức) - Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết NATO sẽ tiếp tục tìm cách phát triển mối quan hệ hợp tác với Moscow.

Thủ tướng Đức: NATO không đối đầu với Nga

NATO không đối đầu với Nga và sẽ tìm cách phát triển mối quan hệ hợp tác với Moscow, thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu vào thứ 4 (14/1) sau khi có cuộc hội đàm với ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký tổ chức NATO.

Thu tuong Duc: NATO khong doi dau voi Nga
 Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Đội quân thầm lặng làm thiện nguyện ở miền đông Ukraine

(Kiến Thức) - Đội quân này là tình nguyện viên, thường phân phát thức ăn, bố trí nhà tạm cho người dân bị ảnh hưởng trong chiến sự ở miền đông Ukraine.

Đội quân thầm lặng làm thiện nguyện ở miền đông Ukraine
Trong cuộc xung đột vũ trang miền đông Ukraine, tổn thất về người và của là điều không thể tránh được. Và ở đó, những người dân chịu nhiều thiệt hại cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Họ đã được các tình nguyện viên giúp đỡ để vượt qua giai đoạn khó khăn. Trong ảnh, một tòa nhà chung cư bị phá tan nát sau các cuộc bắn phá.
 Trong cuộc xung đột vũ trang miền đông Ukraine, tổn thất về người và của là điều không thể tránh được. Và ở đó, những người dân chịu nhiều thiệt hại cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Họ đã được các tình nguyện viên giúp đỡ để vượt qua giai đoạn khó khăn. Trong ảnh, một tòa nhà chung cư bị phá tan nát sau các cuộc bắn phá.

Tin mới