Phút cuối của “tổng thống 72 giờ” Dương Văn Minh

Phút cuối của “tổng thống 72 giờ” Dương Văn Minh

(Kiến Thức) - Ông Dương Văn Minh được lập làm Tổng thống của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam vào ngày 28/4/1975 và chỉ tại vị chưa đầy 72 giờ.

Xem toàn bộ ảnh
Ngày 30/4/1975, quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, tướng  Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện và ngay lập tức lên đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố chính thức.
Ngày 30/4/1975, quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, tướng Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện và ngay lập tức lên đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố chính thức.
 Dương Văn Minh trên đường ra đài phát thanh Sài Gòn.
Dương Văn Minh trên đường ra đài phát thanh Sài Gòn.
Tướng Dương Văn Minh (mặc áo đen, đeo kính) chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại Đài Phát thanh Sài Gòn trưa 30/4/1975.
Tướng Dương Văn Minh (mặc áo đen, đeo kính) chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại Đài Phát thanh Sài Gòn trưa 30/4/1975.
Ông đọc lời tuyên bố đầu hàng: "Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực Sài Gòn hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam".
Ông đọc lời tuyên bố đầu hàng: "Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực Sài Gòn hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam".
Sinh năm 1916 tại tỉnh Mỹ Tho, ông Dương Văn Minh theo học một trường Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn.
Sinh năm 1916 tại tỉnh Mỹ Tho, ông Dương Văn Minh theo học một trường Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn.
Đường binh nghiệp của tướng Dương Văn Minh bắt đầu vào những năm 1940, khi đó ông ta là một trong số 50 sĩ quan người Việt Nam được thăng cấp trong hàng ngũ quân đội Pháp.
Đường binh nghiệp của tướng Dương Văn Minh bắt đầu vào những năm 1940, khi đó ông ta là một trong số 50 sĩ quan người Việt Nam được thăng cấp trong hàng ngũ quân đội Pháp.
Sau khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam (năm 1954), ông Dương Văn Minh gia nhập quân đội Sài Gòn và thăng tiến rất nhanh.
Sau khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam (năm 1954), ông Dương Văn Minh gia nhập quân đội Sài Gòn và thăng tiến rất nhanh.
Lính gọi ông ta là “Minh Lớn” bởi viên tướng này có chiều cao quá khổ - 1,83 m, ngoài ra còn để phân biệt với một sĩ quan khác cùng tên là tướng Nguyễn Văn Minh, "Minh Nhỏ".
Lính gọi ông ta là “Minh Lớn” bởi viên tướng này có chiều cao quá khổ - 1,83 m, ngoài ra còn để phân biệt với một sĩ quan khác cùng tên là tướng Nguyễn Văn Minh, "Minh Nhỏ".
Dương Văn Minh đóng vai trò chủ đạo trong vụ đảo chính họ Ngô ngày 1/11/1963. Vụ đảo chính do Mỹ hậu thuẫn này đã chấm dứt chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Hồi đó, tướng Minh giữ vị trí số hai trong quân đội Sài Gòn. Hai tháng sau, tướng Nguyễn Khánh lật đổ chính quyền quân sự này và giành quyền cai trị miền Nam Việt Nam. Tướng Minh thất thế trong một thời gian ngắn.
Dương Văn Minh đóng vai trò chủ đạo trong vụ đảo chính họ Ngô ngày 1/11/1963. Vụ đảo chính do Mỹ hậu thuẫn này đã chấm dứt chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Hồi đó, tướng Minh giữ vị trí số hai trong quân đội Sài Gòn. Hai tháng sau, tướng Nguyễn Khánh lật đổ chính quyền quân sự này và giành quyền cai trị miền Nam Việt Nam. Tướng Minh thất thế trong một thời gian ngắn.
Năm 1971, tướng Minh tái xuất chính trường và đối đầu với đương kim Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ ủng hộ trong cuộc chạy đua tranh chức Tổng thống. Cuối cùng, ông Minh đã rút lui sau khi tuyên bố rằng cuộc bầu cử chỉ là trò múa rối. Cũng có thể, ông rút lui vì tự thấy mình sẽ thua. Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống mà không phải cạnh tranh với đối thủ nào cả.
Năm 1971, tướng Minh tái xuất chính trường và đối đầu với đương kim Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ ủng hộ trong cuộc chạy đua tranh chức Tổng thống. Cuối cùng, ông Minh đã rút lui sau khi tuyên bố rằng cuộc bầu cử chỉ là trò múa rối. Cũng có thể, ông rút lui vì tự thấy mình sẽ thua. Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống mà không phải cạnh tranh với đối thủ nào cả.
Lên làm Tổng thống khi quân đội Sài Gòn đang liên tục thất bại trên chiến trường, nhận thấy tình hình không thể thay đổi được, ông Dương Văn Minh đã đưa cả gia đình ra nước ngoài, trừ vợ vì bà muốn ở lại.
Lên làm Tổng thống khi quân đội Sài Gòn đang liên tục thất bại trên chiến trường, nhận thấy tình hình không thể thay đổi được, ông Dương Văn Minh đã đưa cả gia đình ra nước ngoài, trừ vợ vì bà muốn ở lại.
 Về việc Tướng Minh đầu hàng vô điều kiện, có nhiều cách giải thích khác nhau. Nhà báo Mỹ Stanley Karnow (tác giả bộ phim tài liệu Việt Nam - Thiên lịch sử truyền hình) nêu vấn đề: “Tại sao ông Minh không ra quyết định tử chiến, điều mà ông có thể làm?”.
Về việc Tướng Minh đầu hàng vô điều kiện, có nhiều cách giải thích khác nhau. Nhà báo Mỹ Stanley Karnow (tác giả bộ phim tài liệu Việt Nam - Thiên lịch sử truyền hình) nêu vấn đề: “Tại sao ông Minh không ra quyết định tử chiến, điều mà ông có thể làm?”.
Một ý kiến cho rằng: “Ông Minh là người Việt Nam, có thể vấn đề ở chỗ ấy”.
Một ý kiến cho rằng: “Ông Minh là người Việt Nam, có thể vấn đề ở chỗ ấy”.
 Vài năm sau 1975, ông Dương Văn Minh được phép di cư sang Pháp vào năm 1983. Sau đó, ông chuyển sang California sống với con gái.
Vài năm sau 1975, ông Dương Văn Minh được phép di cư sang Pháp vào năm 1983. Sau đó, ông chuyển sang California sống với con gái.
Tướng Minh có ba con, một gái hai trai và vài cháu nhỏ. Hiện, con trai ông sống ở Paris.
Tướng Minh có ba con, một gái hai trai và vài cháu nhỏ. Hiện, con trai ông sống ở Paris.
Ông Dương Văn Minh đã qua đời tối 6/8/2001 tại Bệnh viện Huntington Memorial, bang California (Mỹ), ở tuổi 86, sau nhiều năm bị bệnh phải ngồi xe lăn.
Ông Dương Văn Minh đã qua đời tối 6/8/2001 tại Bệnh viện Huntington Memorial, bang California (Mỹ), ở tuổi 86, sau nhiều năm bị bệnh phải ngồi xe lăn.