PSH tăng kịch trần ngày đầu chào sàn: Có đáng mặt gửi vàng khi dòng tiền kinh doanh âm

Sự kiện cổ phiếu của CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã chứng khoán: PSH) ngày đầu chào sàn (24/6) tăng kịch trần (+20%) trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy cơn sốt trong giới đầu tư tại mã này, nhưng liệu các nhà đầu tư đã gửi “vàng” đúng “mặt”?

 


Cổ phần vẫn tập trung

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã chứng khoán: PSH) được ông Mai Văn Huy thành lập vào năm 2012 với lĩnh vực kinh doanh chính là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc - hóa dầu, LPG, Gas.

Theo cơ cấu cổ đông tại thời điểm 21/01/2020, PSH có tổng cộng 425 cổ đông. Trong đó, cổ đông lớn nhất là Chủ tịch HĐQT Mai Văn Huy với sở hữu hơn 84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 66,65% vốn.
PSH tang kich tran ngay dau chao san: Co dang mat gui vang khi dong tien kinh doanh am
 

Theo luật Doanh nghiệp hiện hành, với tỷ lệ nắm giữ trên 65%, khả năng triệu tập và thông qua quyết định quan trọng trong Đại hội đồng cổ đông là gần như tuyệt đối.

Dòng tiền kinh doanh đang âm

Theo số liệu của bản cáo bạch thông tin, kết quả kinh doanh của Nam Sông Hậu gần đây thiếu ổn định.

Theo BCTC riêng quý I-2020, tổng doanh thu thuần Nam Sông Hậu là 1,43 nghìn tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2019 là 440,2 tỷ đồng (tương đương giảm khoảng 25%).

Tổng doanh thu thuần sau hợp nhất quý I-2020 là 1,59 nghìn tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2019 là 463,55 tỷ đồng (giảm khoảng 25%). Lợi nhuận gộp quý I-2020 của Nam Sông Hậu sau hợp nhất giảm khoảng 19,27 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận gộp theo BCTC riêng giảm khoảng 26,64 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đó, dòng tiền kinh doanh của Nam Sông Hậu trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ hai năm liên tiếp liên tục âm. Cụ thể, năm 2018 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm tới 632 tỷ đồng do tăng mạnh hàng tồn kho. Năm 2019, con số này là âm 138 tỷ đồng cũng do hàng tồn kho âm trên 300 tỷ đồng.

Có lẽ do dòng tiền khó khăn, nên gần đây Nam Sông Hậu luôn đứng đầu danh sách nợ thuế tại địa phương. Theo số liệu của Chi cục Thuế TP Cần Thơ, số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/2019 của Nam Sông Hậu là 27 tỷ đồng. Còn tại thời điểm 31/5/2020 con số này lên đến 155 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trước đó tại công văn ngày 4/11/2019 của Tổng Cục thuế (Bộ Tài chính), Nam Sông Hậu thuộc danh sách các công ty chây ỳ nợ thuế Bảo vệ môi trường bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn với con số nợ thuế lên đến hơn 500 tỷ đồng tính đến thời điểm 30/9/2019.

Tuy nhiên, tại tiểu mục “11.3 Các khoản phải nộp theo luật định”, Bản cáo bạch thông tin của PSH ghi: “Công ty thực hiện kê khai, nộp đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.”

Cổ phiếu bị cắt margin, Petrolimex ‘bay hơi’ 2.300 tỷ, HAG ‘nhẹ nhàng’ hơn

(Vietnamdaily) - Phản ứng trước thông tin không được giao dịch ký quỹ, ngay trong phiên giao dịch 4/10, cổ phiếu PLX và HAG vốn rất được nhà đầu tư quan tâm, đã giảm sâu.

Ngày 4/10, Sở Giao dịch chứng khoán TpHCM (HoSE) công bố danh sách 59 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý 4/2019 với hàng loạt tên tuổi lớn PLX của Petrolimex, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, BHN của Habeco do báo cáo tài chính 6 tháng 2019 không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.

Phản ứng trước thông tin này, ngay trong phiên giao dịch 4/10, cổ phiếu PLX và HAG vốn rất được nhà đầu tư quan tâm, đã giảm sâu.

MBG có thổi giá cổ phiếu tăng 400% để 14 nhà đầu tư lời 600 tỷ đồng?

(Vietnamdaily) - Thời gian gần đây, cổ phiếu MBG của Tập đoàn MBG (MBG) trở nên vụt sáng giữa hàng trăm mã cổ phiếu trên sàn HNX khi tăng trên 400% chỉ trong vòng 3 tháng và tăng trên 800% trong vòng 1 năm.

Tập đoàn MBG chỉ mới được đổi tên từ ngày 5/8, trước đây có tên là CTCP Ðầu tư Phát triển Xây dựng và Thương mại Việt Nam. Tập đoàn MBG hoạt động xây lắp là chủ yếu nhưng gần đây chuyển sang phát triển đa ngành nghề:: sản xuất công nghiệp, xây lắp, đầu tư.

Cổ phiếu MBG của Tập đoàn đã được niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HNX) vào ngày 26/11/2015 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.500 đồng/cp.