PTI lỗ nặng do gói bảo hiểm “Vững tâm an”

PTI âm tới 179 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương đương giảm 291,8%. Nguyên nhân do phát sinh chi phí liên quan đến Chương trình bảo hiểm “Vững tâm an” số tiền lên đến 296 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý II/2022 Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện - PTI cho biết, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp này là 1.547 tỷ đồng tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng tăng 47,6% so với quý II/2021.
PTI lo nang do goi bao hiem “Vung tam an”
 PTI tung gói bảo hiểm "Vững tâm an" khiến lỗ nặng - Ảnh: vnpost.vn
Trong khi đó, doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư, doanh thu hoạt động tài chính đều sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư quý II/2022 chỉ còn 4,737 tỷ đồng trong khi đó quý II/2021 là 21 tỷ đồng; doanh thu hoạt động tài chính chỉ còn 1,9 tỷ đồng trong khi đó cùng kỳ năm ngoái là 18,5 tỷ đồng.
Chính vì vậy tổng lợi nhuận trước thuế quý II/2022 là âm 193,7 tỷ đồng trong khi đó cùng kỳ quý II/2021 là 32 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế quý II/2022 là âm 214,4 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước là 25,8 tỷ đồng, dẫn đến lũy kế lợi nhuận sau thuế là âm 179 tỷ đồng, trong khi đó năm trước là 93,6 tỷ đồng (giảm 291%).
Theo giải trình của PTI, nguyên nhân chính là do trong nửa đầu năm phát sinh chi phí liên quan chương trình bảo hiểm “Vững Tâm An” số tiền 296,1 tỷ đồng dẫn đến lợi nhuận giảm so với cùng kỳ.
Khách hàng tham gia chương trình bảo hiểm với chi phí vài trăm nghìn đồng, có thể được chi trả hàng chục triệu đồng khi bị nhiễm bệnh Covid-19 trong khoảng thời gian nhất định, tối thiểu 3 tháng. Do dịch bệnh bùng phát mạnh nên số tiền chi trả lớn hơn nhiều số phí thu được. Chương trình bảo hiểm này cũng gặp nhiều phản hồi kém tích cực do chậm chi trả tiền bồi thường.
“PTI – Vững Tâm An” là một chương trình bảo hiểm cho rủi ro tử vong và chi phí y tế phát sinh do tai nạn xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Với mức phí bảo hiểm chỉ từ 130.000 đồng, khách hàng sẽ được chi trả quyền lợi lên đến 120 triệu đồng. Chương trình bảo hiểm “PTI – Vững Tâm An” được chia thành các gói quyền lợi khác nhau với thời gian tham gia cũng rất linh hoạt từ 3 tháng, 6 tháng đến 1 năm để khách hàng chủ động tham gia theo nhu cầu của mình. Đặc biệt, chương trình sẽ có hiệu lực ngay sau khi khách hàng thanh toán đồng thời hỗ trợ chi trả quyền lợi trực tuyến một cách đơn giản. 

Bảo hiểm xe máy 20.000 đồng bán đầy vỉa hè

(Kiến Thức) - Bảo hiểm bắt buộc tuy giá niêm yết là 60.000 đồng nhưng chỉ bán 45.000, còn bảo hiểm tự nguyện 20.000 thì có thể mặc cả xuống 10.000 đồng.

Giá cực "bèo"

Bảo hiểm PTI kết hợp Sacombank, VPBank, LienVietPostBank bán gói Anti-COVID có vi phạm luật?

(Kiến Thức) - Mặc dù đã có cảnh báo và chỉ đạo quyết liệt từ Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính), nhưng các ngân hàng liên kết doanh nghiệp vẫn rầm rộ chào bán sản phẩm bảo hiểm COVID-19 đến khách hàng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu, hoặc không triển khai gói bảo hiểm COVID-19 hay liên quan đến bệnh COVID-19. Quyết định này của Thủ tướng được đưa ra trên cơ sở đề xuất của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Đáng nói, trước đó, Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm đã nhiều lần gửi công văn đến các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm “nhắc” tránh gây hiểu lầm khi giới thiệu quyền lợi bảo hiểm COVID-19 nhưng vẫn bị phớt lờ?

Cụ thể, ngày 3/3, ông Ngô Việt Trung - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm ban hành công văn số 73/QLBH-NT trên cơ sở báo cáo của các doanh nghiệp Bảo hiểm về tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với lĩnh vực bảo hiểm, nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm lưu ý các doanh nghiệp bảo hiểm một số nội dung.

Theo đó, quy định tại Điều 48 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, những người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A, trong đó có bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, được khám và điều trị miễn phí. Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm lưu ý trong công tác truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn rõ ràng về các chính sách, quyền lợi bảo hiểm liên quan đến dịch bệnh người tham gia bảo hiểm được tăng cường; tránh trường hợp hiểu lầm với các quyền lợi đã được Nhà nước đảm bảo theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm…

Tiếp đó, ngày 24/3, ông Nguyễn Quang Huyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm - cũng đã có công văn số 128/QLBH-PNT gửi đến các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ về việc triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe.

Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm viện dẫn quy định tại Khoản 3, Điều 39 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ: "Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai".

Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm đề nghị các doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ chủ động rà soát, chấn chỉnh trong toàn hệ thống việc triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đảm bảo quy định pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tuân thủ quy định pháp luật, Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm sẽ xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.

Bao hiem PTI ket hop Sacombank, VPBank, LienVietPostBank ban goi Anti-COVID co vi pham luat?
 Sản phẩm “Anti - COVID” mùa dịch bệnh của Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tung ra thị trường trước đó.

Tin mới