PV Drilling báo lãi khả quan 27 tỷ quý 1, trong khi cổ phiếu liên tục xuống đáy

(Vietnamdaily) - So với kế hoạch đặt ra trong quý 1/2020, PV Drilling đã hoàn thành vượt mức dù cho diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường liên tục về mức thấp nhất trong lịch sử.
 

Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HoSE: PVD) ước tính trong quý 1/2020 doanh thu đạt 1.650 tỷ đồng, vượt 45% so với kế hoạch, tăng 80% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 27 tỷ đồng, vượt 80% so với kế hoạch, trong khi cùng kỳ Công ty báo lỗ hơn 87 tỷ đồng.

Có được kết quả khả quan nói trên là nhờ vào các giàn khoan hoạt động liên tục và đơn giá cho thuê tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2019. Các giàn khoan tự nâng có hiệu suất hoạt động đạt 100%, trong đó PV Drilling có 4 giàn tự nâng sở hữu (PV DRILLING I, II, III và VI) hoạt động liên tục tại thị trường Malaysia và 3 giàn khoan thuê (HAKURYU 11, IDUN và SAGA) hoạt động tại thị trường Việt Nam (giàn SAGA bắt đầu khoan từ tháng 2/2020).

Ngoài ra, giàn đất liền PV DRILLING 11 đang có kế hoạch hoạt động trở lại sớm cho chiến dịch khoan của GBRS trong năm 2020, giàn khoan nước sâu PV DRILLING V hiện đang thực hiện các công tác tái khởi động giàn và đầu tư cụm thiết bị khoan DES có tải trọng phù hợp để bắt đấu chiến dịch khoan tại Brunei cho Shell Brunei Petroleum, dự kiến trong năm 2021.

Trong quý này, PV Drilling không còn phải trích dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản nợ quá hạn của khách hàng, đây là điểm tích cực so với cùng kỳ năm 2019.

Tình hình cung cấp các dịch vụ khác như dịch vụ kỹ thuật giếng khoan, cung cấp nhân lực khoan, dịch vụ cơ khí và các dịch vụ khác cũng được thực hiện tốt, đóng góp đáng kể vào hiệu quả hoạt động của PV Drilling.

PV Drilling bao lai kha quan 27 ty quy 1, trong khi co phieu lien tuc xuong day
 Giàn khoan TAD PV DRILLING V.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, PV Drilling đã lên các kịch bản và giải pháp ứng phó để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.

Các tác động của Covid-19 đến hoạt động của PV Drilling trước mắt là do sự phong tỏa toàn quốc tại các quốc gia PV Drilling cung cấp dịch vụ khoan, gây những khó khăn nhất định trong hoạt động đổi ca của cán bộ nhân viên hoạt động trên giàn.

Để ứng phó với tình hình này, hiện nay công tác đổi ca được thực hiện ngay tại nước sở tại. Cán bộ nhân viên trên giàn tạm thời sẽ không về nước khi hết ca, và sẽ tuân thủ các quy định về an toàn tại nước sở tại như thực hiện tự cách ly cho đến ca làm việc tiếp theo.

PV Drilling sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như theo dõi chặt chẽ các diễn biến của dịch bệnh và thực hiện các giải pháp ứng phó kịp thời để giảm thiểu tác động của Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Do chịu áp lực kép từ việc giá dầu thế giới về vùng giá thấp nhất chục năm trở lại đây và tác động thị trường từ Covid-19, nên cổ phiếu PVD của PV Drilling giảm xuống mức giá thấp nhất lịch sử niêm yết với 6.730 đồng/cp, kết phiên 30/3.          

Trước khi Covid-19 xảy ra, PVD vẫn đang giao dịch quanh mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu, việc giá sụt giảm thê thảm những ngày qua khiến PVD mất hơn 40% giá trị chỉ trong chưa đầy 3 tháng.

Thanh khoản cổ phiếu PVD những ngày cổ phiếu này xuyên đáy lịch sử cao hơn bao giờ hết. Có nhiều phiên, PVD đạt thanh khoản hơn 5 triệu cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu ‘họ FLC’ và QCG bất ngờ nằm sàn sau nhiều phiên miễn nhiễm với Covid-19

(Vietnamdaily) - Hầu hết các cổ phiếu kết phiên 19/3 trong sắc đỏ, bất ngờ là những cổ phiếu được xem là miễn nhiễm với Covid-19 lại đồng loạt nằm sàn.
 

Về cuối phiên giao dịch 19/3, một số cổ phiếu lớn đã nhận được lực cầu bắt đáy tốt và phần nào hồi phục trở lại, chính điều này cũng đã giúp thu hẹp đáng kể đà giảm của các chỉ số chính.

Các cổ phiếu như SSI, VCB hay TPB đều được kéo lên đứng ở mức giá tham chiếu. VIC chỉ còn giảm 0,3%, MSN giảm 0,4%, ACB giảm 0,5%, VRE giảm còn 0,9%...

Điều gì khiến cổ phiếu PVD lao về dưới mệnh giá, mức thấp nhất trong lịch sử niêm yết?

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu PVD của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HoSE: PVD) đã xuống mốc thấp nhất trong lịch sử niêm yết.

Do chịu áp lực kép từ việc giá dầu thế giới về vùng giá thấp nhất chục năm trở lại đây và tác động thị trường từ Covid-19, nên cổ phiếu PVD giảm xuống mức giá thấp nhất lịch sử niêm yết với 8.160 đồng/cp, kết phiên 23/3.

Trước khi Covid-19 xảy ra, PVD vẫn đang giao dịch quanh mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu, việc giá sụt giảm thê thảm những ngày qua khiến PVD mất hơn 40% giá trị chỉ trong chưa đầy 3 tháng.