PV Drilling đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 63% dựa trên giá dầu 60 USD/thùng

PV Drilling đặt kế hoạch lợi nhuận 68 tỷ đồng, giảm 63% so với năm 2019. Công ty ước tính lợi nhuận 6 tháng trên 30 tỷ đồng, chưa tính các khoản hoàn nhập.

Sáng ngày 18/6, Tổng công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, HoSE: PVD) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Cuộc họp có sự tham dự của các cổ đông đại diện cho hơn 60% số cổ phần có quyền biểu quyết, đủ điều kiện tiến hành.

PV Drilling dat ke hoach loi nhuan giam 63% dua tren gia dau 60 USD/thung

Kế hoạch lãi giảm 63%

HĐQT trình kế hoạch doanh thu 4.680 tỷ đồng, tăng 7%; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 68 tỷ đồng, giảm 63%. Kế hoạch dựa trên kịch bản giá dầu 60 USD/thùng và chưa tính đến yếu tố ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19.

Năm ngoái, 4/6 giàn khoan của PV Drilling hoạt động tại Malaysia và giàn khoan đất liền tiếp tục hoạt động tại Algeria. Hiệu suất sử dụng các giàn khoan tự nâng của PV Drilling đạt trung bình 90%, cải thiện đáng kể so với năm 2018 là 85% nhưng đơn giá cho thuê vẫn ở mức thấp.

Năm 2019, công ty ghi nhận 4.368 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, giảm 21% và lợi nhuận sau thuế 184 tỷ đồng, giảm 8%. Theo đó công ty muốn chi trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu 10%, tương đương khối lượng 42 triệu cổ phiếu và tăng vốn lên 4.637 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong quý III hoặc quý IV.

Công ty cũng lấy ý kiến việc miễn nhiệm thành viên HĐQT độc lập đối với ông Lê Văn Bé, đồng thời đề cử ông Hoàng Xuân Quốc vào vị trí thay thế. Ông Quốc sinh năm 1957, trình độ cử nhân kinh tế và hiện là Giám đốc năng lượng của VinaCapital.

Thảo luận

Kế hoạch thoái vốn nhà nước và ước kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm?

Chủ tịch HĐQT Phạm Tiến Dũng: Theo kế hoạch đến năm 2020, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) có kế hoạch hạ 51% xuống 36%. Tuy nhiên PVN đang làm thủ tục với các cấp bên trên nhưng thời điểm thoái vốn có thể kéo dài do thời điểm và công việc còn phức tạp. Ban lãnh đạo vẫn thường xuyên thúc giục Tập đoàn thoái vốn nhằm tạo sự linh hoạt cho công ty trong bối cảnh hội nhập rất cao.

Phó Tổng giám đốc Đỗ Danh Rạng: Trong quý I công ty đạt lợi nhuận 24 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quý II, một số dàn khoan phải thực hiện dừng bảo trì, bảo dưỡng nên kết quả quý II có sự sụt giảm. Ước tính kết quả 6 tháng bám sát kế hoạch đề ra với tổng lợi nhuận sau thuế trên 30 tỷ đồng, chưa bao gồm các khoản hoàn nhập. Theo khả năng thu hồi nợ dự kiến cuối quý II, công ty có thể thu về trên 50 tỷ đồng từ PVEP và nếu được ghi nhận kịp thời có thể giúp lợi nhuận đạt khoảng 75 tỷ đồng trong 6 tháng.

Giá cho thuê và hiệu quả một số giàn khoan?

Chủ tịch HĐQT Phạm Tiến Dũng: Năm ngoái, giá thuê giàn khoan PVD VI có thời điểm lên 69.000 USD/ngày so với giai đoạn năm trước chỉ 50.000 USD/ngày. Thời gian qua đối tác có dừng, giãn quá trình khoan chứ không giảm giá khoan. Họ vẫn duy trì hợp đồng và sẽ sử dụng hợp đồng cũ khi khoan trở lại, do đó có thể giá khoảng 60.000 USD/ngày, dù vậy vẫn thấp hơn thời hoàng kim 180.000 USD/ngày.

Công ty vẫn đang tính toán tối ưu giá trị cho giàn PVD V. Giàn này hiện có giá khoảng 90.000 USD/ngày cho 6 năm đầu tiên và cơ hội tăng giá sau đó, ước tính có thể thu lợi nhuận khoảng 8 triệu USD cho cả vòng đời dự án. Theo đánh giá của Shell tại Brunei, nếu giàn khoan hoạt động tốt thì có thể gia hạn hơn con số 10 năm rất nhiều và giá cũng tốt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, công ty phải chi 7 triệu USD để sữa chữa, bảo dưỡng giàn khoan số này và hơn 12 triệu USD để làm công tác khởi động lại giàn khoan. Với khoản chi phí gần 20 triệu USD sẽ không ghi nhận hết trong năm 2020 mà sẽ rải đều theo tiến độ dự án. Công ty cũng có trích trước do các chi phí, cộng thêm được phân bổ theo tiến độ dự án nên ghi nhận trong năm 2020 không có nhiều.

Mảng dịch vụ kỹ thuật giếng khoan có đóng góp như thế nào? Việc thu nợ ở các đơn vị khác ra sao? Tình hình đấu thấu đang ra sao?

Chủ tịch HĐQT Phạm Tiến Dũng: Trước đây, PVEP nợ 1.200 tỷ đồng và giảm xuống còn hơn 300 tỷ đồng sau 3 năm. Gần đây PV Drillingtiếp tục thu thêm 50 tỷ đồng nên khoản phải thu chỉ còn 250 tỷ đồng. Công ty đã ký thỏa thuận với PVEP với các mốc thu hồi khác nhau.

Trước đây 65% doanh thu đến từ hoạt động các giàn khoản, 35% còn lại đến từ dịch vụ kỹ thuật giếng khoan. Từ năm 2016 thì tỷ trọng này bắt đầu đảo chiều, đến nay dịch vụ kỹ thuật lại chiếm 70-80%, phần giàn khoan còn 20%. Thậm chí hoạt động giàn khoan còn âm kéo giảm lợi nhuận của PVD.

Công ty có tham gia đấu thầu một số gói thầu ở khu vực và đang trong quá trình đánh giá thêm. Các giàn PVD cũng đã vượt qua nhiều vòng tuyển chọn. Với các gói thầu trong 2021 hầu hết các đơn vị đều giãn đầu thầu nên. Ngoài chương trình đấu thầu rộng rãi, PVD cũng làm việc các khách hàng hiện tại để tiếp tục giữ các hợp đồng đang thực hiện dở dang năm 2020 để chuyển sang 2021...

Với các dự án trong nước, nếu không gì thay đổi thì Cửu Long sẽ  khoan cho mỏ Sư Tử Trắng trong năm 2020 hay Hoàng Long cũng có 1 số chương trình chuyển sang 2021. Công ty nhận thấy một số dự án có thể tham gia.

PV Drilling báo lãi khả quan 27 tỷ quý 1, trong khi cổ phiếu liên tục xuống đáy

(Vietnamdaily) - So với kế hoạch đặt ra trong quý 1/2020, PV Drilling đã hoàn thành vượt mức dù cho diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường liên tục về mức thấp nhất trong lịch sử.
 

Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HoSE: PVD) ước tính trong quý 1/2020 doanh thu đạt 1.650 tỷ đồng, vượt 45% so với kế hoạch, tăng 80% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 27 tỷ đồng, vượt 80% so với kế hoạch, trong khi cùng kỳ Công ty báo lỗ hơn 87 tỷ đồng.

Có được kết quả khả quan nói trên là nhờ vào các giàn khoan hoạt động liên tục và đơn giá cho thuê tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2019. Các giàn khoan tự nâng có hiệu suất hoạt động đạt 100%, trong đó PV Drilling có 4 giàn tự nâng sở hữu (PV DRILLING I, II, III và VI) hoạt động liên tục tại thị trường Malaysia và 3 giàn khoan thuê (HAKURYU 11, IDUN và SAGA) hoạt động tại thị trường Việt Nam (giàn SAGA bắt đầu khoan từ tháng 2/2020).

Cổ phiếu ngành dầu khí trượt dài theo giá dầu, nhà đầu tư mất tiền tỷ

(Vietnamdaily) - Tính trong 3 tháng qua, giá dầu giảm khá sâu cùng với dịch bệnh COVID-19 hoành hành, tác động kép này khiến cổ phiếu họ dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo đà giảm mạnh.
 

Bất đồng trong việc cắt giảm sản lượng giữa nhóm OPEC+, đặc biệt là giữa Saudi Arabia và Nga đã đẩy giá dầu xuống mức thấp tương tự đợt khủng hoảng năm 2008.

Chỉ trong khoảng 1 tháng qua, giá dầu Brent đã giảm tới 30% và dầu Crude Oil giảm 29%. Chứng kiến sự giảm giá mạnh này, giới đầu tư đang chờ đợi những hành động cụ thể từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để dự liệu tương lai doanh nghiệp ngành dầu khí.