PV GAS tiếp nhận nguồn khí từ dự án mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 2A

(Vietnamdaily) - Với sản lượng bao tiêu khoảng hơn 14 tỷ bộ khối khí/năm và có thể kéo dài cho đến năm 2025, nguồn khí Sư Tử Trắng giai đoạn 2A đã được PV GAS tiếp nhận.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa công bố sự kiện đón nhận dòng khí đầu tiên từ mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 2A, Lô 15-1.

Mỏ Sư Tử Trắng (STT) là một trong bốn phát hiện quan trọng trong Lô 15-1, thuộc bồn trũng Cửu Long, được đánh giá là một trong những vùng có tiềm năng cao nhất về trữ lượng dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, nằm cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 62km, với mực nước sâu 56m. 

Kế hoạch phát triển mỏ Sư Tử Trắng - Giai đoạn 2A được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 06/12/2019 đã được hiện thực hóa, khoan bổ sung 3 giếng khai thác (trong đó 2 giếng chắc chắn và 1 giếng dự phòng) với tổng mức đầu tư CAPEX gần 138 triệu USD, trữ lượng thu hồi dự kiến đến hết tháng 9/2025 là 63 triệu thùng condensate và 193 tỷ bộ khối khí.

PV GAS tiep nhan nguon khi tu du an mo Su Tu Trang giai doan 2A
 

Trong quá trình triển khai thực hiện, PVN và các đối tác đã gặp phải không ít các khó khăn như: Do tình hình dịch bệnh Covid-19, quá trình sản xuất, chế tạo, huy động thiết bị, huy động nhân lực kéo dài hơn so với bình thường; Giếng khoan của Sư Tử Trắng - Giai đoạn 2A là giếng khoan có điều kiện nhiệt độ cao, áp suất tương đối lớn, có sự sụt giảm áp suất cao nên quá trình thi công khoan và hoàn thiện giếng thực sự rất khó khăn và thách thức.

Tuy nhiên, dòng khí đầu tiên của Giai đoạn 2A (giếng ST-7P) đã được khai thác vào hồi 18h00 ngày 14/6/2021, đánh dấu sự kiện: dự án Sư Tử Trắng - Giai đoạn 2A đã hoàn thành sớm hơn 16 ngày so với kế hoạch.

Toàn bộ lượng khí từ Sư Tử Trắng giai đoạn 2A này được PVN bán cho PV GAS ngay tại đầu ra của giàn khai thác và được PV GAS vận chuyển thông qua đường ống Sư Tử Vàng – Rạng Đông – Bạch Hổ, nén tại giàn nén khí trung tâm mỏ Bạch Hổ trước khi được đưa vào đường ống Bạch Hổ - Dinh Cố về bờ.

Nguồn khí Sư Tử Trắng giai đoạn 2A sẽ đóng góp quan trọng trong việc tăng sản lượng nguồn khí bể Cửu Long cấp cho các hộ tiêu thụ tại khu vực Đông Nam Bộ trong bối cảnh các nguồn khí bể Nam Côn Sơn đang bước vào giai đoạn suy giảm; góp phần bổ sung nguồn cung khí dài hạn cho khu vực Đông Nam Bộ.

Với việc đưa dự án vào khai thác sớm hơn so với tiến độ cùng với khả năng khai thác tốt hơn so với dự kiến (đánh giá nhanh giếng ST-7P có khả năng cho dòng khí lên tới khoảng 50 triệu bộ khối/ngày và condensate khoảng 6.500 thùng/ngày) sẽ góp phần đáng kể trong việc gia tăng sản lượng khai thác toàn Lô 15-1, mang lại nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước và các bên tham gia đầu tư trong dự án.

Việc cam kết mua bán khí thương mại Giai đoạn 2A – mỏ Sư Tử Trắng không chỉ đem lại khả năng cung cấp khí cao hơn khi được huy động, còn tạo tiền đề cho việc phát triển dự án ở giai đoạn tiếp theo - 2B.

Tiếp nối thành công này, PVN vững vàng tiến bước trên con đường phát triển mỏ Sử Tử Trắng và toàn bộ đời dự án Lô 15-1, nhằm đảm bảo tương lai tươi sáng và lợi ích lâu dài cho các bên liên quan.

 

PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm, ‘gánh vác’ ½ tổng doanh thu của PVN

(Vietnamdaily) - 6 tháng, PV GAS ghi nhận tổng doanh thu ước đạt 33.438 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch 6 tháng. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 3.930 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch 6 tháng.

Ngày 1/7, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2020.

Tổng Giám đốc PV GAS Dương Mạnh Sơn khẳng định, 6 tháng đầu năm 2020 là một giai đoạn đặc biệt chưa từng có, khi PV GAS nói riêng, toàn Việt Nam và thế giới nói chung chịu ảnh hưởng của tác động kém của dịch Covid-19 bùng phát và giá dầu biến động xấu. 

Mỗi tuần một doanh nghiệp: Giá dầu phục hồi tạo đà tăng trưởng tốt cho PVS

(Vietnamdaily) - Giá dầu tăng góp phần giúp cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam được đánh giá tích cực, bên cạnh đó VNDirect tin rằng các mảng hoạt động của Công ty cũng sẽ phục hồi tốt trong tương lai. 

Giá dầu tăng tạo nên những tác động tích cực

Giá dầu thô Brent vẫn duy trì trên 50 USD/thùng kể từ giữa tháng 12/2020 nhờ cam kết cắt giảm sản lượng mạnh mẽ của Ả Rập Xê Út cùng các đồng minh và thời tiết giá lạnh ảnh hưởng đến nguồn cung dầu của Mỹ trong tháng 2.