PV GAS ước 6 tháng lãi sau thuế 6.919 tỷ đồng, tăng 59% so cùng kỳ

(Vietnamdaily) - 6 tháng 2022, PV GAS ước lợi nhuận sau thuế đạt 6.919 tỷ đồng, tăng mạnh 59% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngày 21/6/2022, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2022.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, bên cạnh thuận lợi do giá dầu, giá CP của LPG tăng, thị trường cũng gặp nhiều thách thức. Đó là tác động địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine, cùng với chính sách phòng chống dịch Covid -19 nghiêm ngặt của Trung Quốc gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp tục ảnh hưởng đến cung - cầu năng lượng và làm giá cả hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu tăng cao. Huy động khí cho sản xuất điện thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và kế hoạch PVN giao. Các công tác liên quan đến phát triển các dự án mới, phê duyệt cước phí gặp nhiều khó khăn...

Dù vậy, PV GAS đã sản xuất và cung cấp 1.016,4 nghìn tấn LPG (xuất khẩu và kinh doanh quốc tế 260,9 nghìn tấn), tương đương cùng kỳ và chiếm khoảng 70% thị phần bán buôn cả nước. Sản xuất và cung cấp 56,8 nghìn tấn condensate, tăng mạnh 85%. Sản lượng khí tiếp nhận, sản xuất/cung cấp khí khô không hoàn thành kế hoạch do nhu cầu huy động khí cho sản xuất điện thấp hơn so với kế hoạch.

Các chỉ tiêu tài chính trong 6 tháng đầu năm 2022 của PV GAS hoàn thành kế hoạch từ 34-87%, tăng 8-59% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 54.560,6 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.676,7 tỷ đồng, tăng 56%. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.919,5 tỷ đồng, tăng mạnh 59% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng giá trị giải ngân cho công tác đầu tư xây dựng 6 tháng đầu năm 2022 của công ty mẹ là 1.381 tỷ đồng; toàn PV GAS giải ngân 1.427 tỷ đồng.

PV GAS uoc 6 thang lai sau thue 6.919 ty dong, tang 59% so cung ky
 

Cùng với đó, các mặt hoạt động khác cũng triển khai đồng bộ, tích cực như: Tiếp tục rà soát, cập nhật Chiến lược phát triển PV GAS đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với dự thảo Quy hoạch điện VIII; phê duyệt Chiến lược bán lẻ LPG giai đoạn 2021-2025, Chiến lược phát triển kinh doanh đến 2025 và định hướng đến 2035 lĩnh vực KTA và CNG; Làm việc với các nhà cung cấp, hộ tiêu thụ hoàn thiện các hợp đồng mua bán khí/LNG; triển khai công tác tái cấu trúc Tổng công ty theo kế hoạch được duyệt và phù hợp tình hình mới; Tiếp tục hoàn thiện các Tiêu chuẩn quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật về LNG, chuẩn bị các điều kiện vận hành, kinh doanh chuỗi LNG;…

Trong 6 tháng cuối năm 2022, trên cơ sở nhận định và dự báo tình hình, PV GAS cho biết chủ động phối hợp chặt chẽ với các bên từ thượng nguồn đến hạ nguồn trong vận hành, điều độ, đấu nối, BDSC nhằm tiêu thụ khí tối đa, rút ngắn thời gian dừng cấp/nhận khí của mỗi bên; Tiếp tục làm việc thường xuyên với Bộ ngành/EVN để tăng cường huy động khí cho sản xuất điện; tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng ngoài điện để gia tăng sản lượng khí; Tiếp tục kiểm soát tiến độ thực hiện cũng như đảm bảo vốn cho các dự án quan trọng;…

Nhà đầu tư Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan muốn hợp tác với PV GAS

(Vietnamdaily) - Ngày 26/5, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã gặp gỡ Tổ hợp nhà đầu tư quốc tế thảo luận về khả năng hợp tác phát triển các dự án ứng dụng nhiệt lạnh từ tái hóa khí LNG và nghiên cứu sản xuất Hydrogen từ LNG và nhiên liệu sinh khối.

Theo đó, Tổ hợp có sự tham gia của Tổng Công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS), Công ty CUIYC Singapore, Công ty Dầu khí Quốc gia Thái Lan PTT và Quỹ Atrium.

Tổ hợp đã bày tỏ mong muốn hợp tác với PV GAS trong việc tận dụng nhiệt lạnh trong quy trình tái hóa khí từ LNG bằng công nghệ nhiệt lạnh thông minh (Smart Cold Chain) trong khâu bảo quản, phân phối các sản phẩm nông – thủy – hải sản, cũng như trong các trung tâm dữ liệu, kho lạnh…

PV GAS: Giàn nén khí mỏ Rồng đạt mốc tổng sản lượng 5 tỷ m3 khí

(Vietnamdaily) - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết, giàn nén khí mỏ Rồng đã đạt cột mốc tổng sản lượng 5 tỷ m3 khí vào ngày 19/5/2022 vừa qua.
 

Giàn nén khí mỏ Rồng là sự phối hợp vận hành giữa PV GAS và Vietsovpetro. Giàn nén khí mỏ Rồng là dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 150 triệu USD do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Khí Việt Nam làm chủ đầu tư, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP) làm tổng thầu.

Giàn nén khí mỏ Rồng có nhiệm vụ chính là thu gom phần khí đồng hành trước đây bị đốt bỏ, nén và cung cấp khí gaslift phục vụ cho hoạt động khai thác dầu của Vietsovpetro tại khu vực mỏ Rồng - Đồi Mồi, giúp giảm lượng khí gaslift cấp từ giàn nén khí Trung tâm mỏ Bạch Hổ, đồng thời góp phần gia tăng khí cấp về bờ.