PVS ước giá trị hợp đồng Lô B 1 tỷ USD, ghi nhận doanh thu trong 2023

(Vietnamdaily) - PVS hé lộ những tiến triển tích cực mới trong mảng cơ khí và xây dựng cho các dự án dầu khí và điện gió ngoài khơi.

Chứng khoán VietCap (VCSC) đã có chia sẻ những thông tin xung quanh cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) vào ngày 22/5.

Nhìn chung, PVS có quan điểm lạc quan về các hợp đồng cơ khí và xây dựng (M&C) tiềm năng cho ngành dầu khí và điện gió ngoài khơi.

Mảng M&C Dầu khí và LNG: Tại thị trường trong nước, PVS đã nộp hồ sơ dự thầu tất cả các gói thầu chính của dự án Lô B và đang chờ công bố kết quả đấu thầu. Ban lãnh đạo cho biết hiện dự án Lô B (vốn đầu tư 10 tỷ USD) đang chịu áp lực phải khởi công càng sớm càng tốt do Việt Nam đang trong tình trạng thiếu điện/thiếu khí và cần một thời gian dài để năng lượng tái tạo thay thế các nguồn năng lượng truyền thống.

Gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có buổi làm việc với Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Mitsui (MOECO) của Nhật Bản về việc phát triển dự án Lô B.

VCSC hiện giả định hợp đồng của PVS tại dự án Lô B trị giá 500 triệu USD và bắt đầu đóng góp vào doanh thu của PVS từ năm 2024.

Trong khi đó, PVS ước tính giá trị hợp đồng Lô B là khoảng 1 tỷ USD và bắt đầu ghi nhận doanh thu trong năm nay trong trường hợp dự án nhận được quyết định đầu tư cuối cùng vào giữa năm nay, điều này tương ứng khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo của VCSC.

Ngoài ra, PVS kỳ vọng vào các việc làm từ các dự án dầu khí và LNG khác trong nước (Lạc Đà Vàng, Sư Tử Trắng, cảng LNG Thị Vải giai đoạn 2) vào năm 2024. Tại thị trường nước ngoài, PVS cho rằng Trung Đông và Malaysia là thị trường tiềm năng do sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dầu khí toàn cầu.

PVS uoc gia tri hop dong Lo B 1 ty USD, ghi nhan doanh thu trong 2023
 

Mảng M&C điện gió ngoài khơi: Ngày 19/5, PVS công bố đã giành được hợp đồng M&C để sản xuất 33 chân đế cho các trang trại điện gió ngoài khơi Greater Changhua 2b và Greater Changhua 4 tại Đài Loan cho Orsted Taiwan Limited – công ty con của Orsted có trụ sở tại Đài Loan. VCSC ước tính hợp đồng này trị giá khoảng 300 triệu USD. Ngoài ra, PVS đang đấu thầu thêm một số dự án M&C điện gió ngoài khơi.

VCSC hiện cho rằng PVS có khả năng giành được các hợp đồng M&C điện gió ngoài khơi trị giá khoảng 4,5 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2030.

VCSC thận trọng đưa khoảng 60% giá trị backlog tiềm năng vào dự báo, bao gồm 1,7 tỷ USD cho giai đoạn 2023-2027 và 1,0 tỷ USD cho giai đoạn 2028-2030.

Ban lãnh đạo PVS cũng nhận thấy sự cạnh tranh hạn chế của hai đối thủ cạnh tranh chính bao gồm các nhà thầu Hàn Quốc và Đài Loan, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Điều này tương ứng khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo doanh thu của VCSC, tuy nhiên, VCSC nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm nhẹ đối với các giả định về biên lợi nhuận trong dài hạn do ban lãnh đạo PVS cho biết biên lợi nhuận M&C điện gió ngoài khơi thấp hơn một chút so với biên lợi nhuận M&C dầu khí do các thành phần dùng trong các dự án điện gió ngoài khơi được sản xuất hàng loạt và công nghệ đơn giản hơn so với các dự án dầu khí.

Liên doanh FSO/FPSO: PVS gia hạn hợp đồng FPSO Ruby II đến hết năm 2023 với giá thuê ngày là 92.500 USD. VCSc hiện dự báo giá thuê ngày của FPSO Ruby II là 40.000 USD vào năm 2023. Diễn biến này tương ứng khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo LNST năm 2023 hiện tại của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Ngoài ra, PVS đang trong quá trình đàm phán hợp đồng cho FPSO Lam Sơn và FSO Biển Đông. Tuy nhiên, PVS tự tin sẽ thành công trong việc gia hạn các hợp đồng này.

Kế hoạch vốn xây dựng cơ bản lớn sẽ tạo điều kiện tăng trưởng. PVS đặt mục tiêu vốn XDCB là 1,8 nghìn tỷ đồng/1,3 nghìn tỷ đồng cho các năm 2023/2024 và tổng cộng 4,6 nghìn tỷ đồng trong 5 năm tới. Kế hoạch này chủ yếu là do cam kết đối với khách hàng/đối tác chiến lược về cơ hội việc làm của PVS trong lộ trình mở rộng công suất điện gió ngoài khơi của khách hàng/đối tác chiến lược của PVS. VCSC hiện giả định tổng vốn XDCB là 5,6 nghìn tỷ đồng trong 5 năm tới.

Kế hoạch cổ tức & tăng vốn chủ sở hữu: Với năng lực tài chính mạnh của PVS và các ngân hàng sẵn sàng tài trợ vốn cho các dự án điện gió ngoài khơi với lãi suất ưu đãi, PVS không cần huy động vốn trong 5 năm tới. Ngoài ra, PVS tự tin trả cổ tức tiền mặt ổn định 700 đồng/cổ phiếu, phù hợp với giả định của VCSC. Trong trường hợp PVS đầu tư trực tiếp vào điện gió ngoài khơi, công ty có thể cần tăng vốn chủ sở hữu.

PVS: Cơ hội khi chuyển sang mảng điện gió ngoài khơi

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng lợi nhuận cốt lõi của PVS chỉ ghi nhận sự đột biến từ năm 2024 khi mà các dự án chân đế điện gió hoặc dự án Sư Tử Trắng 2B được ghi nhận. 

PVS đang dần chuyển dịch sang mảng năng lượng tái tạo

Trúng thầu dự án điện gió ngoài khơi, PVS vẫn lên kế hoạch lãi thận trọng

(Vietnamdaily) - Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) đặt kế hoạch năm 2023 với doanh thu 13,2 nghìn tỷ đồng, giảm 19,4% so năm trước và lãi ròng 560 tỷ đồng, giảm mạnh 40,7%.

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) đặt kế hoạch năm 2023 với doanh thu 13,2 nghìn tỷ đồng, giảm 19,4% so năm trước và lãi ròng 560 tỷ đồng, giảm mạnh 40,7%.

Cũng cần lưu ý rằng kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2023 của PVS cao hơn 15% so với kế hoạch năm 2022, phản ánh quan điểm lạc quan của ban lãnh đạo về năm 2023. Trong 5 năm qua, PVS đã vượt trung bình 35% so với kế hoạch lợi nhuận.